(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua TP Sầm Sơn luôn tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đồng thời tập trung chỉ đạo các nhà trường đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, tăng cường và đổi mới hình thức thanh, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh (HS)..., do đó chất lượng giáo dục đại trà không ngừng được nâng lên, chất lượng mũi nhọn chuyển biến tích cực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chất lượng giáo dục đại trà không ngừng được nâng lên, chất lượng mũi nhọn có nhiều bứt phá

Những năm qua TP Sầm Sơn luôn tăng cường các nguồn lực đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), đồng thời tập trung chỉ đạo các nhà trường đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, tăng cường và đổi mới hình thức thanh, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh (HS)..., do đó chất lượng giáo dục đại trà không ngừng được nâng lên, chất lượng mũi nhọn chuyển biến tích cực.

Chất lượng giáo dục đại trà không ngừng được nâng lên, chất lượng mũi nhọn có nhiều bứt pháMột tiết học môn Ngoại ngữ của cô và trò Trường THCS Quảng Cư.

Điển hình như tại kỳ thi HS giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh năm học 2017-2018, khối THCS đạt 49 giải, xếp thứ 9 toàn tỉnh, tăng 2 bậc so với năm học 2016-2017 và 9 bậc so với năm học 2015-2016; khối THPT đạt 61 giải, trong đó Trường THPT Chu Văn An xếp thứ 19/107 trường THPT trong toàn tỉnh. Hay trong năm học 2018-2019, khối THCS đạt 38 giải, xếp thứ 13 toàn tỉnh; khối THPT đạt 67 giải, trong đó Trường THPT Sầm Sơn xếp thứ 16/110 trường THPT trong toàn tỉnh... Hàng năm tỷ lệ HS được xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; xét tốt nghiệp THCS đạt 99% trở lên; tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT đạt trên 98%; tỷ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 60% (tăng gần 10% so với giai đoạn 2010-2015).

Đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh, công tác huy động các nguồn lực xã hội của thành phố ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp các phòng học, phòng chức năng đạt chuẩn cho các nhà trường, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của HS. Đặc biệt, HĐND thành phố đã ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020. Chính vì vậy từ năm 2015-2020 thành phố đã đầu tư gần 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường... nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia đến thời điểm này là 26/40 trường và dự kiến đến hết năm 2020 là 34/40 trường, đạt tỷ lệ 85%.

Song song với đầu tư cơ sở vật chất, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đến nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó mầm non đạt 89% trên chuẩn, tiểu học đạt 93% trên chuẩn, THCS đạt 85% trên chuẩn và THPT đạt 24% trên chuẩn.

Với việc triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng dạy và học tại các nhà trường không ngừng được nâng lên. Cô giáo Hoàng Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ cho biết: Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường thường xuyên phát động cán bộ, giáo viên hăng hái đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua, tích cực nghiên cứu, có sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng vào quá trình giảng dạy, do vậy, chất lượng giáo dục, kết quả thi HS giỏi các môn văn hóa cấp tỉnh và thành phố liên tục phát triển... Những năm qua, tỷ lệ đậu vào lớp 10 THPT công lập đạt 100%, với điểm bình quân đạt trên dưới 8 điểm/môn; tỷ lệ HS đậu vào Trường THPT chuyên Lam Sơn và các trường chuyên khác ở Hà Nội đạt xấp xỉ 20% tổng số HS lớp 9. Trong đó, năm học 2019-2020 có 24 em đậu vào Trường THPT chuyên Lam Sơn (đứng thứ nhì toàn tỉnh, xếp sau Trường THCS Trần Mai Ninh, TP Thanh Hóa). Về chất lượng mũi nhọn, chỉ tính riêng năm học 2017-2018 và 2018-2019 nhà trường có 87 lượt HS giỏi cấp tỉnh.

Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”, những năm tới UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo Phòng GD&ĐT rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp phù hợp với yêu cầu thực tế; sắp xếp, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là về phương pháp giảng dạy, cách thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và công tác đánh giá, xếp loại HS; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; đẩy mạnh xã hội hóa GD&ĐT.

Bài và ảnh: Lê Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]