(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, cùng với quan tâm đầu tư kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, máy móc thiết bị dạy nghề, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định sự phát triển bền vững

Trong những năm qua, cùng với quan tâm đầu tư kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, máy móc thiết bị dạy nghề, Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Sinh viên thực hành nghề hàn tại Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa.

Thầy giáo La Ngọc Tuấn, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Xác định chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định đến quá trình phát triển bền vững của nhà trường nên công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có trình độ đạt chuẩn luôn được lãnh đạo quan tâm. Trường có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng việc tham gia các lớp học để không bị tụt hậu, phù hợp với xu thế. Riêng năm học 2017-2018, nhà trường đã cử 3 giáo viên học cao học, 3 giáo viên học cao cấp lý luận chính trị; 15 giáo viên học trung cấp lý luận chính trị, 48 giáo viên tham gia kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. Ngoài ra, hằng năm, nhà trường còn cử giáo viên tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức và tích cực tham gia các hội giảng giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia. Riêng năm 2018, nhà trường có 33 bài tham gia hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp trường, kết quả đạt 5 giải nhất, 14 giải nhì và 10 giải ba. Qua đó, trường lựa chọn 26 giáo viên tham gia hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh và đã đạt giải nhất toàn đoàn, với 9 giải nhất, 17 giải nhì. Các bài tham gia hội giảng được lựa chọn từ các nghề tiêu biểu sát với thực tiễn, mang tính sáng tạo cao, tiếp cận được với công nghệ mới và một số phương pháp dạy học tích cực, làm cho bài giảng sinh động, tạo không khí học tập sôi nổi, phát huy được tính tự chủ, sáng tạo của người học. Thông qua các hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp đã tác động tích cực đến phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề.

Cô giáo Chu Thị Hoa Hồng, khoa công nghệ thông tin, người vừa tham gia và đạt giải nhì hội thi nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh 2017 và giải khuyến khích hội thi nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp quốc gia 2018, chia sẻ: Trước yêu cầu đổi mới giáo dục và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cần không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để giảng dạy, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, kết nối được người học với thị trường lao động. Và để mỗi một tiết học trở nên sôi nổi, phát huy được tính tích cực của học sinh, sinh viên, bảo đảm chất lượng sau mỗi giờ học, nhiều giáo viên trong trường đã sử dụng các mô hình mô phỏng kết hợp trực quan thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp học tập theo nhóm nhằm khơi dậy cho người học sự đam mê, tự tìm tòi cái mới, cuối cùng đi đến đích là người học ra trường có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ nghề nghiệp trong tương lai.

Đến thời điểm hiện tại, phần lớn giáo viên dạy nghề cơ bản đã đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm. Số giáo viên có bằng cấp chuyên môn, có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức về nghiệp vụ sư phạm của nhà trường chiếm trên 70%. Thầy Tuấn cho biết thêm: Với mục tiêu đào tạo được nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhà trường không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy sát với tình hình thực tiễn. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ, giáo viên; phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học trong công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy và thực hành. Tăng cường các biện pháp đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, thực hiện đúng quy trình dạy – học; yêu cầu giáo viên biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo phương pháp mới; đẩy mạnh hoạt động dự giờ, thao giảng... Nhà trường cũng đặt mục tiêu mỗi năm có từ 14 đến 16 đề tài khoa học được công nhận cấp trường, 6 đến 8 đề tài được nghiệm thu và công nhận, 1 đề tài cấp tỉnh; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ra trường đạt 98%, trong đó có từ 65% trở lên học sinh đạt khá, giỏi.


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]