(Baothanhhoa.vn) - Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, toàn tỉnh đón được gần 34,5 triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm; trong đó, khách quốc tế đạt trên 759 nghìn lượt khách, tăng trưởng bình quân đạt 27,3%/năm... Khách du lịch chủ yếu đến các điểm: Sầm Sơn, Hải Tiến, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh; khu du lịch cộng đồng tại các địa phương: Xã Trí Nang (Lang Chánh); xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy). Theo đó, dịch vụ cũng có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, loại hình và chất lượng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hàng năm đạt khoảng hơn 82 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,65%.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vấn đề phát triển dịch vụ bán hàng lưu niệm tại các điểm du lịch

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018, toàn tỉnh đón được gần 34,5 triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm; trong đó, khách quốc tế đạt trên 759 nghìn lượt khách, tăng trưởng bình quân đạt 27,3%/năm... Khách du lịch chủ yếu đến các điểm: Sầm Sơn, Hải Tiến, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh; khu du lịch cộng đồng tại các địa phương: Xã Trí Nang (Lang Chánh); xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy). Theo đó, dịch vụ cũng có sự chuyển biến tích cực cả về quy mô, loại hình và chất lượng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng hàng năm đạt khoảng hơn 82 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,65%.

Vấn đề phát triển dịch vụ bán hàng lưu niệm tại các điểm du lịch

Hàng lưu niệm được bày bán tại điểm du lịch suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy).

Ngành du lịch phát triển, lượng khách trong và ngoài tỉnh đến các điểm du lịch ngày càng tăng, kéo theo đó là nhu cầu cao về sản phẩm lưu niệm du lịch. Tuy nhiên, khảo sát tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh cho thấy, hiện nay, các sản phẩm lưu niệm được bày bán ở các điểm du lịch quy mô phân tán, nhỏ lẻ. Khu du lịch biển Sầm Sơn, được xem là nơi hút một lượng lớn khách du lịch. Tuy nhiên, các đồ lưu niệm được bán ở đây chủ yếu là các sản phẩm thủ công giản đơn, như: Sản phẩm áo phông in chữ hè Sầm Sơn, các đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ ốc, trai, nhựa, thạch cao, san hô, gỗ, quạt giấy, quạt nhựa, tranh phong cảnh Sầm Sơn và chưa có mặt hàng lưu niệm cao cấp, có độ tinh xảo cao. Vì vậy, dù rất muốn lưu giữ lại kỷ niệm thông qua vật dụng, song nhiều du khách lại không thể tìm được cho mình một sản phẩm ưng ý.

Tại Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh hay như suối cá thần Cẩm Lương, đây đều là những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh, thế nhưng, dịch vụ bán các mặt hàng lưu niệm nơi đây lại khá đơn điệu. Sản phẩm được bày bán chủ yếu là các vật dụng khay, đĩa in hình ảnh điểm du lịch hay một số sản phẩm quần áo, túi, vật dụng thủ công thông thường. Trong khi đó, địa điểm của các cửa hàng bày bán hàng lưu niệm tại các điểm du lịch lại khá tùy tiện, việc bày trí sản phẩm khá rườm rà, không bắt mắt, nên chưa thể hiện được đặc trưng của các sản phẩm tại điểm du lịch, khiến việc hút khách còn hạn chế, lượng sản phẩm được tiêu thụ khá khiêm tốn.

Nhận thấy được những hạn chế đó, để khai thác tiềm năng, lợi thế của các điểm du lịch, các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh và chính quyền các địa phương đã và đang định hướng đẩy mạnh dịch vụ bán hàng lưu niệm tại các điểm du lịch. Theo đó, các đơn vị, địa phương đã và đang thực hiện quy hoạch tổng thể cảnh quan các điểm du lịch; tổ chức bày trí, sắp xếp lại các cửa hàng bán hàng lưu niệm theo hệ thống sản phẩm để tạo sức hút cho khách hàng. Cùng với đó, tuyên truyền các chủ cửa hàng tìm, phân phối các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, mang tính đặc trưng, thú vị; đồng thời, có giá trị sử dụng đối với các mặt hàng lưu niệm. Đáng chú ý, để góp phần đẩy mạnh dịch vụ bán hàng lưu niệm tại các điểm du lịch, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch về chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, dự kiến đề xuất 10 sản phẩm lưu niệm mang biểu trưng du lịch tỉnh Thanh Hóa, gồm: Khối pha lê tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi, thủy tinh pha lê quả cầu hòn Trống Mái, bình trà sứ in ảnh các biểu trưng du lịch, đĩa hòn Trống Mái, móc khóa in hình ảnh du lịch, cốc giữ nhiệt in hình biểu trưng các điểm du lịch, tranh thêu cầu Hàm Rồng và Thành Nhà Hồ, quạt in hình ảnh biểu trưng du lịch; tranh khắc đồng bia Vĩnh Lăng và Thành Nhà Hồ, mặt trống đồng. Đây hứa hẹn là những sản phẩm không những chứa đựng được biểu trưng của các điểm du lịch, mà còn chứa đựng tinh hoa, đặc trưng văn hóa của tỉnh Thanh Hóa đến du khách. Thông qua các sản phẩm lưu niệm, hình ảnh về đất và người xứ Thanh sẽ càng được quảng bá sâu rộng hơn đến du khách trong nước và quốc tế.

Bài và ảnh: Châu Giang


Bài Và Ảnh: Châu Giang

Từ khóa: du lịch

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]