(Baothanhhoa.vn) - Sầm Sơn ngày càng đẹp và hấp dẫn du khách. Đây được xem như một “mệnh đề” phản ánh khá chân thực mọi sự thay đổi về diện mạo và chất lượng du lịch Sầm Sơn những năm trở lại đây. Để đạt được điều đó không thể không nhắc đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, trong đó có hoạt động kinh doanh lưu trú.

Tin liên quan

Đọc nhiều

TP Sầm Sơn: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Sầm Sơn ngày càng đẹp và hấp dẫn du khách. Đây được xem như một “mệnh đề” phản ánh khá chân thực mọi sự thay đổi về diện mạo và chất lượng du lịch Sầm Sơn những năm trở lại đây. Để đạt được điều đó không thể không nhắc đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, trong đó có hoạt động kinh doanh lưu trú.

Khu biệt thự liền kề thuộc quần thể nghỉ dưỡng cao cấp FLC Sầm Sơn.

Sầm Sơn đang là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Minh chứng cho điều đó là sự có mặt của hàng loạt tên tuổi lớn như Tập đoàn FLC, Tập đoàn SunGroup, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng HUD4... Trong đó, quần thể nghỉ dưỡng cao cấp FLC tọa lạc trên diện tích hơn 200 ha đang được đánh giá là một trong những khu du lịch cao cấp nhất tại Việt Nam. Với tổ hợp gồm sân golf 18 lỗ, các khu resort, khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí, mua sắm đẳng cấp quốc tế... FLC đang góp phần tạo ra bước đột phá cho du lịch Sầm Sơn và là một điểm nhấn kiến trúc cho đô thị Sầm Sơn. Đặc biệt, cùng với khách sạn FLC Luxury Hotel Samson với 355 phòng đã vận hành từ giữa năm 2015, đến tháng 8-2017, FLC tiếp tục khai trương cơ sở lưu trú (CSLT) 5 sao FLC Grand Hotel Samson với 588 phòng, nâng tổng số phòng nghỉ dưỡng tại quần thể lên gần 1.000 phòng, FLC đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước suốt 4 mùa trong năm. Bên cạnh đó, đô thị du lịch biển này còn một hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ được chỉnh trang, nâng cấp và xây dựng mới tương đối khang trang. Tính đến thời điểm hiện tại, Sầm Sơn có 520 CSLT, tương đương trên 18.000 phòng; trong đó có 6 cơ sở với khoảng 2.000 phòng được xếp hạng từ 3 sao trở lên, số còn lại là các CSLT được xếp hạng 1-2 sao và cơ sở xếp hạng nhà nghỉ đủ tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Với những con số kể trên, có thể nói, số lượng các CSLT trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách, cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của du lịch Sầm Sơn. Tuy nhiên, cũng do số lượng lớn, lại thường xuyên “cháy phòng” vào mùa hè, nhất là các đợt cao điểm nắng nóng như những ngày đầu tháng 7 vừa qua, cho nên, việc kinh doanh dịch vụ lưu trú vẫn tồn tại không ít phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nói riêng và hình ảnh du lịch Sầm Sơn nói chung. Trong đó, “nóng” hơn cả là công tác quản lý giá cả, niêm yết và bán hàng theo giá, chất lượng dịch vụ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường... Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về dịch vụ du lịch, ở tất cả các khâu, các lĩnh vực, nhất là trong hoạt động kinh doanh lưu trú, UBND thành phố đã ban hành phương án quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn. Theo đó, thành phố yêu cầu các CSLT phải tuân thủ các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch, như phải có biển hiệu rõ ràng, đúng quy định về mẫu biển tên, hạng CSLT; có đầy đủ các giấy tờ liên quan gồm đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, có đề án hoặc xác nhận bảo vệ môi trường theo quy định.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng yêu cầu các CSLT du lịch không tự ý cơi nới, làm mái che chắn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; phòng nghỉ, phòng ăn, phòng vệ sinh bảo đảm sáng, sạch, đẹp; tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường, nhất là xử lý rác thải. Trong quá trình hoạt động, các CSLT phải có hóa đơn hoặc phiếu thu trước khi thanh toán; có bảng niêm yết giá phòng nghỉ của từng loại phòng, giá hàng hóa dịch vụ và giá không được cao hơn giá tối đa theo đăng ký giá; có thực đơn để bàn ghi tên, khối lượng và giá món ăn, đồ uống; có bảng niêm yết nội dung tuyên truyền nâng cao chất lượng du lịch của TP Sầm Sơn tại quầy lễ tân. Đồng thời, chính quyền thành phố cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh lưu trú phải sử dụng hợp đồng hoặc bản thỏa thuận thuê khách sạn, nhà nghỉ, nhằm tạo thuận lợi cho việc xử lý nếu phát sinh tình huống tranh chấp; bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, điện, nước, điều hòa nhiệt độ, an ninh trật tự, an toàn cho du khách... Ngoài ra, thành phố cũng nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh lưu trú ép buộc khách ăn, nghỉ, chuyển khách, bán khách, lấy lại phòng trước thời gian thỏa thuận; tự ý cắt nước, điều hòa của khách, bán hàng cao hơn giá quy định; tự ý cơi nới, lấn chiếm trái phép, xả nước thải, rác thải tùy tiện; có hành vi, lời nói thiếu văn hóa...

Cùng với việc ban hành các quy định nêu trên, chính quyền thành phố cũng chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc hoạt động và điều kiện kinh doanh của các CSLT, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở vi phạm quy định bằng các hình thức như xử phạt hành chính, tạm dừng kinh doanh, ngừng cung cấp điện, nước, thu hồi giấy phép kinh doanh, thông báo vi phạm trên hệ thống thông tin đại chúng. Đồng thời, duy trì hoạt động đường dây nóng 24/24h để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh của du khách về chất lượng và giá cả dịch vụ tại các CSLT... Cũng nhờ các giải pháp đồng bộ và quyết liệt đó mà trật tự, kỷ cương và chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung, kinh doanh lưu trú nói riêng trên địa bàn đã và đang được cải thiện và nâng cao. Từ đó, góp phần làm hài lòng và tạo ấn tượng tốt đối với du khách mỗi khi về Sầm Sơn.


Bài và ảnh: Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]