(Baothanhhoa.vn) - Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch COVID-19 và “bật” cơ chế phục hồi, tăng tốc phát triển kinh tế. Trong đó, du lịch là ngành nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền nhiều địa phương. Song, để xây dựng được một kịch bản tăng trưởng khả quan và khả thi cho du lịch lúc này, là nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tìm lối ra giữa đường đi hẹp

Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã cơ bản khống chế được dịch COVID-19 và “bật” cơ chế phục hồi, tăng tốc phát triển kinh tế. Trong đó, du lịch là ngành nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền nhiều địa phương. Song, để xây dựng được một kịch bản tăng trưởng khả quan và khả thi cho du lịch lúc này, là nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Tìm lối ra giữa đường đi hẹp

Du khách đến Sầm Sơn sau những ngày thực hiện giãn cách xã hội.

Theo đó, Tổng cục Du lịch đã đưa ra nhiều giả thiết căn cứ theo thời điểm dịch bệnh được xóa bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, dù ở thời điểm nào thì biểu đồ tăng trưởng cũng đang cho thấy chiều ngược lại, tức là tăng trưởng âm. Chẳng hạn, nếu dịch được khống chế và loại bỏ vào tháng 6 này, thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2020 là khoảng 5,5 triệu lượt, giảm gần 70% so với năm 2019. Còn nếu dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 12, thì lượng khách quốc tế đến nước ta trong năm 2020 sẽ dừng ở 3,7 triệu lượt (đây là số lượt khách được tổng hợp của 3 tháng đầu năm 2020), giảm khoảng 80% so với năm 2019. Chính vì vậy, kích cầu du lịch nội địa được xem là giải pháp khả quan nhất lúc này, nhằm tạo điểm tựa phục hồi cho ngành du lịch.

Mới đây, ngày 8-5-2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, nhằm tạo điều kiện để người dân du lịch tới các vùng miền khắp cả nước, trong bối cảnh bình thường mới sau dịch COVID-19. Đồng thời, thu hút sự vào cuộc tích cực của các địa phương, hãng hàng không, doanh nghiệp liên quan du lịch, nhằm khôi phục thị trường nội địa. Để cuộc vận đi vào thực tiễn, một chiến dịch truyền thông nhằm quảng bá các điểm đến, sản phẩm du lịch hấp dẫn đang và sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Cùng với đó là việc xây dựng, triển khai các gói kích cầu du lịch cũng sẽ được xúc tiến sớm. Trong đó, tập trung giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng với giá hợp lý, kèm theo những ưu đãi và cam kết của các nhà cung cấp dịch vụ theo chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần dịch vụ. Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị các địa phương tổ chức phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, cũng như bảo đảm môi trường du lịch an toàn, thân thiện và chất lượng trên địa bàn. Đồng thời, thông tin rộng rãi về việc mở cửa các điểm du lịch, về mức độ an toàn, sẵn sàng thu hút khách du lịch. Xây dựng các quy định, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch, khách du lịch, người lao động và cộng đồng người dân địa phương. Có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng, điểm du lịch do địa phương quản lý, góp phần giảm giá thành, tăng hấp dẫn các gói kích cầu du lịch. Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tham gia và hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các cam kết khuyến mại khi tham gia chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”...

Có thể nói, những thách thức khách quan lẫn chủ quan, đang khiến cho con đường phát triển của du lịch Việt Nam trong năm 2020 là khá chật vật. Đối với tỉnh ta, “cú sốc” tăng trưởng âm như kịch bản được ngành du lịch phác thảo ở trên, có thể cũng sẽ là kịch bản tăng trưởng của du lịch Thanh Hóa trong năm nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Thanh Hóa không thể tìm được lối ra giữa đường đi hẹp. Đặc biệt, với cuộc vận động “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, thiết nghĩ, du lịch Thanh Hóa đang có được một cơ hội để chuyển mình. Bởi lẽ, thị trường khách của du lịch Thanh Hóa vốn chủ yếu là khách nội địa, còn khách quốc tế rất ít. Chỉ tính riêng năm 2019, toàn tỉnh đón được gần 10 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chỉ khoảng 300 nghìn lượt. Chính vì vậy, khi Việt Nam trở thành điểm đến an toàn, thì Thanh Hóa cần tập trung kích cầu thị trường nội địa, bằng các biện pháp đồng bộ. Trong đó, tập trung đẩy mạnh truyền thông du lịch, với thông điệp “Thanh Hóa – điểm đến an toàn và hấp dẫn”. Đồng thời, phối hợp với các hãng hàng không, vận chuyển và các đơn vị lữ hành, dịch vụ du lịch và các khu, điểm du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn du khách; tổ chức các chương trình famtrip, khảo sát, đánh giá, giới thiệu các điểm đến...

Khởi động lại sau thời gian “đóng băng” không chỉ là cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các địa phương, mà hơn hết còn là sự nhập cuộc nhanh chóng của các doanh nghiệp. Theo đó, hơn lúc nào hết, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần tích cực, chủ động xây dựng và quảng bá các sản phẩm, đa dạng và làm mới các tour. Đồng thời, chú trọng xây dựng và công bố rộng rãi các chương trình, các gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi, khuyến mãi để kích thích sức mua của người dân. Từ đó, bù lại quãng thời gian tạm ngừng hoặc hoạt động cầm chừng do dịch bệnh; cũng như tích lũy nội lực để trở lại khai thác thị trường quốc tế khi đại dịch kết thúc. Trao đổi với đại diện một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, chúng tôi được biết, nhiều doanh nghiệp chưa thể ngay lập tức khởi động lại mọi hoạt động như thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Song, với cuộc vận động “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, nhằm kích cầu du lịch nội địa và sự vào cuộc nhanh chóng của tỉnh Thanh Hóa, bằng các cơ chế chính sách hợp lý; chắc chắn các doanh nghiệp sẽ thích nghi với bối cảnh mới và tập trung toàn lực để thu hút thị trường khách nội địa đến với Thanh Hóa trong thời gian tới.

Bài và ảnh: K.N


Bài Và Ảnh: K.N

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]