(Baothanhhoa.vn) - Mùa du lịch đã bắt đầu, lượng du khách đến các khu du lịch ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu mua bán và sử dụng thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn cũng như các cơ sở ăn uống bên ngoài khu du lịch cũng tăng cao. Vì vậy, công tác quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của các địa phương trong vùng du lịch và cơ quan chức năng cần phải được siết chặt để bảo đảm sức khỏe cho du khách và nhân dân trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm mùa du lịch

Mùa du lịch đã bắt đầu, lượng du khách đến các khu du lịch ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu mua bán và sử dụng thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn cũng như các cơ sở ăn uống bên ngoài khu du lịch cũng tăng cao. Vì vậy, công tác quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) của các địa phương trong vùng du lịch và cơ quan chức năng cần phải được siết chặt để bảo đảm sức khỏe cho du khách và nhân dân trên địa bàn.

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm mùa du lịch

Ý thức ATTP tạo thương hiệu để thu hút du khách, nhà hàng Lại Nụ (phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn) luôn chú trọng từ khâu đầu vào đến chế biến thực phẩm.

Là đô thị du lịch biển nổi tiếng cả nước, hàng năm, TP Sầm Sơn đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Để du khách có những ngày nghỉ trọn vẹn, vấn đề bảo đảm VSATTP luôn được thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Năm nay, thành phố đặt ra mục tiêu: 90% lượng thực phẩm lưu thông trên địa bàn được truy xuất nguồn gốc, 92% người quản lý, lãnh đạo đơn vị kinh doanh thực phẩm hiểu biết và thực hành đúng về ATTP; 90% cơ sở thực phẩm được kiểm tra định kỳ, thanh tra liên ngành, được khám sức khỏe, cấp giấy đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm... Để thực hiện mục tiêu này, thành phố đã ban hành kế hoạch, tăng cường tuyên truyền, thực hiện giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Đồng thời, ban chỉ đạo về ATTP thành phố tiếp tục kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm cơ sở, doanh nghiệp cố tình vi phạm.

Ông Cao Thiện Hiếu, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Sầm Sơn cho biết: Xác định bảo đảm VSATTP là một trong những tiêu chí kinh doanh để thu hút du khách về với biển Sầm Sơn, hàng năm trung tâm y tế tham mưu cho thành phố có giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm; tổ chức các lớp tập huấn về VSATTP cho các đối tượng kinh doanh dịch vụ du lịch, các hộ sản xuất, chế biến thực phẩm để họ hiểu và thực hiện tốt; khám sức khỏe cho người trực tiếp chế biến thực phẩm. Ngành y tế cũng chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cơ số thuốc, hóa chất để ứng phó kịp thời khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra; công tác kiểm tra, giám sát, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý. Hiện 95% cơ sở thành phố quản lý đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP.

Tại huyện Hoằng Hóa có khoảng trên 360 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, trong đó có hơn 50 cơ sở do tỉnh quản lý, số còn lại do cấp huyện quản lý. Trong số đó tại Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến có trên 100 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, chưa kể đến quầy, quán kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Để bảo đảm VSATTP, hàng năm, UBND huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm; tổ chức các lớp tập huấn về VSATTP cho các đối tượng kinh doanh dịch vụ du lịch, các hộ sản xuất, chế biến thực phẩm để họ hiểu và thực hiện tốt; khám sức khỏe cho người trực tiếp chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, huyện Hoằng Hóa cũng chỉ đạo các đơn vị: Phòng y tế, bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức những đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành để kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP đối với các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch; yêu cầu các khách sạn, nhà hàng cam kết thực hiện các quy định đã đề ra về nguồn nguyên liệu thực phẩm bảo đảm chất lượng, điều kiện vệ sinh các trang thiết bị dụng cụ, môi trường và nhân viên phục vụ. Hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành được đẩy mạnh đặc biệt vào các dịp: Tháng cao điểm vì ATTP, Tháng Hành động vì ATTP, các sự kiện diễn ra tại khu du lịch... Đối tượng được thanh, kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhà hàng, quán ăn, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể. Qua kiểm tra, đa phần các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn thuộc Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến chấp hành tốt các quy định của pháp luật về VSATTP, không để xảy ra trường hợp bị ngộ độc thực phẩm.

Ông Hà Văn Giáp, Phó chánh Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP, khẳng định: Công tác bảo đảm ATTP luôn được tỉnh Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo thông qua việc ban hành các quy định, cơ chế, chính sách mới, trong đó tập trung vào các địa phương diễn ra hoạt động du lịch; Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch lấy mẫu thức ăn tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể) tại các khu du lịch bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, quy trình lấy mẫu theo quy định... Tất cả hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn, giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các dịch bệnh lây truyền qua thực phẩm cho du khách khi đến với Thanh Hóa. Đây cũng là cách tạo thương hiệu du lịch xứ Thanh ngày càng gần gũi, thân thiện với du khách.

Hy vọng, với những nỗ lực, cố gắng trong công tác bảo đảm VSATTP, Thanh Hóa sẽ luôn là điểm đến hấp dẫn, an toàn cho các du khách trong và ngoài nước.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]