(Baothanhhoa.vn) - Trong phát triển du lịch hiện nay, hầu hết các tỉnh/thành phố đều rất chú trọng đến việc đầu tư và kêu gọi đầu tư vào hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch. Đồng thời, quan tâm đến việc làm thế nào để thu hút được lượng lớn khách du lịch. Thế nhưng, dường như nhiều địa phương còn bỏ qua hoặc chưa chú trọng đúng mức đến khâu phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt trong đó, đội ngũ hướng dẫn viên vẫn chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía các cơ quan, đơn vị liên quan.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển bền vững từ chất lượng nhân lực

Trong phát triển du lịch hiện nay, hầu hết các tỉnh/thành phố đều rất chú trọng đến việc đầu tư và kêu gọi đầu tư vào hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch. Đồng thời, quan tâm đến việc làm thế nào để thu hút được lượng lớn khách du lịch. Thế nhưng, dường như nhiều địa phương còn bỏ qua hoặc chưa chú trọng đúng mức đến khâu phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt trong đó, đội ngũ hướng dẫn viên vẫn chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía các cơ quan, đơn vị liên quan.

Phát triển bền vững từ chất lượng nhân lực

Phát triển du lịch nếu muốn bền vững, thì ngay từ đầu cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, ở tất cả các khâu, đoạn. Trong đó bao gồm các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý; đến đội ngũ nhân lực đang làm việc tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn. Việc đào tạo nhân lực du lịch đang đặt ra yêu cầu cần có sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo. Từ đó, giúp các cơ sở đào tạo có sự định hướng, nắm bắt nhu cầu thị trường nhân lực cũng như xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo đạt chuẩn và phù hợp nhu cầu thực tế. Việc đào tạo một cách bài bản ngay từ đầu sẽ giúp đội ngũ nhân lực du lịch, từ cấp quản lý đến những người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch, có được kiến thức chuyên môn sâu. Đây cũng là cơ sở để định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ ngang tầm khu vực và thế giới.

Sự hạn chế về chất lượng đội ngũ đã dẫn đến một điểm yếu của du lịch Việt Nam hiện nay. Đó là nhiều doanh nghiệp chưa mạnh dạn khai thác nguồn khách nội địa và quốc tế. Tâm lý làm ăn manh mún, tự phát dường như vẫn lấn át tư tưởng vươn xa bờ, để có thể “đánh bắt” những “luồng cá” lớn. Một phần còn thiếu và yếu nữa của du lịch là sự liên kết, kết nối các tỉnh thành, các doanh nghiệp và các mô hình kinh doanh du lịch. Chính vì lẽ đó, chúng tôi mong rằng, việc hợp tác phát triển du lịch 3 tỉnh Thanh Hóa – Ninh Bình – Quảng Ninh sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Trước hết là tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa và đón khách; đồng thời, tạo ra kênh thông tin, quảng bá thống nhất, xuyên suốt cho du lịch 3 địa phương. Ngoài ra, sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và sử dụng nhân lực, cũng sẽ góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ trong những năm tới.

Lại Văn Toàn (Phó Chủ tịch Thường trực Chi hội Hướng dẫn viên du lịch tỉnh Quảng Ninh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]