(Baothanhhoa.vn) - Được xem là công cụ quan trọng và hữu hiệu trong việc thu hút khách du lịch, do đó, quảng bá du lịch cần được quan tâm trước tiên, để có sự đầu tư thỏa đáng. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác này vẫn đang gặp không ít khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quảng bá du lịch:

Khâu trọng yếu vẫn còn... yếu

Khâu trọng yếu vẫn còn... yếu

Lãnh đạo 3 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình và Quảng Ninh ký kết biên bản hợp tác phát triển du lịch.

Được xem là công cụ quan trọng và hữu hiệu trong việc thu hút khách du lịch, do đó, quảng bá du lịch cần được quan tâm trước tiên, để có sự đầu tư thỏa đáng. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác này vẫn đang gặp không ít khó khăn.

Vai trò quan trọng

Theo thống kê của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2019, Thanh Hóa đón được 6.420.000 lượt khách (tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2018), trong đó khách quốc tế đạt 126.400 lượt khách (tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2018); tổng thu du lịch đạt 8.210 tỷ đồng (tăng 39,3% so với cùng kỳ năm 2018). Nếu làm một phép so sánh, thì lượng khách đến Thanh Hóa tuy thấp hơn Quảng Ninh – một trọng điểm của du lịch Việt Nam - với 8.500.000 lượt khách; nhưng vẫn cao hơn các tỉnh lân cận như Ninh Bình 5.389.366 lượt khách, Nghệ An 3.908.000 lượt khách, thậm chí cả Hải Phòng 3.980.000 lượt khách. Những con số tăng trưởng nêu trên đã cho thấy một bước chuyển mới của ngành du lịch Thanh Hóa. Đây là thành quả từ việc triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy du lịch, trong đó, không thể không kể đến hiệu quả từ công tác truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh đã đón và làm việc với Công ty CP và Tiếp thị giao thông - vận tải Việt Nam (Vietravel) về phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa; làm việc về kết nối phát triển du lịch với tỉnh Luông Pha Bang, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), nhằm tạo điều kiện kết nối tour, tuyến và thu hút khách du lịch về với Thanh Hóa. Cũng từ đầu năm đến nay, tỉnh cũng đã tổ chức nhiều hội nghị hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước, mà điển hình là hợp tác giữa ba tỉnh Thanh Hóa - Ninh Bình - Quảng Ninh. Đồng thời, tham gia xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch tại Pháp; tổ chức cho 15 doanh nghiệp du lịch trong tỉnh tham gia quảng bá các sản phẩm du lịch Thanh Hóa, tại “Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh 2019”.

Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức thành công lễ công bố tour du lịch Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) - Viêng Xay (tỉnh Hủa Phăn); công bố tour du lịch làng cổ Đông Sơn (TP Thanh Hóa) và nhiều hoạt động phục vụ khách du lịch tại Sầm Sơn như lễ hội tình yêu, đường hoa, Carnival đường phố, lễ hội ánh sáng, phố đi bộ, chợ đêm... Ngoài ra, hiệp hội du lịch cùng với các doanh nghiệp đã tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2019, với gian hàng “Du lịch xanh – bốn địa phương một điểm”. Đồng thời, phối hợp tổ chức hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch biển Hải Tiến, với sự tham gia của 13 hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp lữ hành đến từ các tỉnh khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Tây Bắc.

Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, hoạt động quảng bá du lịch đã được tỉnh Thanh Hóa chú trọng thực hiện, với nhiều hình thức. Trong đó có việc xây dựng và phát sóng các chuyên đề, chuyên mục, phim tài liệu, phóng sự, ký sự, bản tin tuyên truyền về du lịch Thanh Hóa, trên các đài phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương. Xây dựng các chương trình truyền hình thực tế và nhiều bài viết giới thiệu tiềm năng, sản phẩm và phản ánh hoạt động du lịch trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương; đặt các paner tuyên truyền về điểm đến du lịch trên các tạp chí điện tử; tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử của ngành, của các địa phương và đường dẫn đến các tỉnh bạn.

Cùng với đó, tỉnh cũng chú trọng sản xuất đa dạng các loại ấn phẩm quảng bá du lịch, như đĩa DVD phim tư liệu, sách ảnh, song ngữ, tờ bản đồ du lịch Thanh Hóa và các loại tập san, tập gấp tuyên truyền du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp du lịch lớn, chủ động tuyên truyền hình ảnh du lịch Thanh Hóa trên các website quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp. Đồng thời, xây dựng các kiot cung cấp thông tin du lịch tại cửa khẩu quốc tế Na Mèo và Cảng Hàng không Thọ Xuân; đón tiếp các đoàn đại sứ, báo chí truyền hình lớn của nước ngoài đến tham quan, quảng bá Thanh Hóa, như Đài BBC của Vương Quốc Anh, Đài NHK của Nhật Bản, Al-Mekhual của Kuwait, China Daily của Trung Quốc...

Còn nhiều khó khăn

Mỗi năm, các quốc gia trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapo chi từ vài chục đến cả trăm triệu USD cho công tác truyền thông, quảng bá du lịch. Hiệu quả từ công tác truyền thông, quảng bá đã tạo ra nhiều bước đột phá cho ngành du lịch các nước này. Điều đó phần nào cho thấy, điều kiện đầu tiên và mang tính quyết định đến hiệu quả quảng bá du lịch, phải là vai trò và sự đầu tư của Nhà nước. Ở đó, Nhà nước đóng vai trò là “nhạc trưởng” định hướng, xác định thị trường, xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia, địa phương tới các thị trường trọng điểm. Đồng thời, kết nối, hỗ trợ các địa phương, các điểm đến, các doanh nghiệp đi theo một hướng, cũng như dành nguồn kinh phí tương xứng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

Đối với nước ta, ngân sách Nhà nước cấp cho xúc tiến du lịch chỉ khoảng 2 triệu USD mỗi năm, là một con số thua xa các nước trong khu vực. Còn với tỉnh Thanh Hóa, mặc dù quảng bá du lịch là một nội dung được quan tâm, song thực tế, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch vẫn còn nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao. Thương hiệu, hình ảnh du lịch Thanh Hóa chưa thật sự nổi bật, đặc biệt là truyền thông, xúc tiến thị trường nước ngoài còn hạn chế, do thiếu cơ chế, chính sách và nguồn lực. Trong khi các hoạt động xúc tiến du lịch nước ngoài, hoạt động quảng bá du lịch công nghệ cao và chất lượng, luôn đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn.

Ngoài khó khăn về chính sách, tài chính, không thể không nhắc đến một hạn chế trong quảng bá du lịch hiện nay, đó là việc sử dụng công nghệ truyền thông mới. Thực tế cho thấy, những phương thức truyền thông truyền thống đang mất dần đi ưu thế trước công nghệ truyền thông hiện đại. Đơn cử như việc quảng bá trên báo chí, truyền hình đang cho thấy phần nào sự “yếu thế” trước các hình thức truyền thông trên mạng xã hội, youtube, TikTok hay thông qua các nhân vật nổi tiếng. Điều này cũng xuất phát từ chính xu hướng tiếp cận truyền thông của khách du lịch đang có sự thay đổi nhanh chóng. Do đó, cần những sản phẩm truyền thông mới, mà theo như ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực, thì đó có thể là những thước phim ngắn, những chuyến đi, những hành trình thu hút khách du lịch và tạo dựng ấn tượng tốt. Đó không chỉ là vài phút xem video, mà còn là các thông điệp và tầm nhìn cho nhiều năm.

Sản phẩm du lịch mang tính liên ngành, liên vùng, do đó, việc quảng bá du lịch cũng không thể tách rời vai trò của các ngành, các doanh nghiệp. Đồng thời, phải tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền với doanh nghiệp, nhằm tạo sự thống nhất trong mục tiêu, cách thức và hiệu quả quảng bá. Nói cách khác, quảng bá du lịch không chỉ là câu chuyện của ngành du lịch, mà là trách nhiệm của cả cộng đồng. Làm thế nào để mỗi người dân có thể trở thành một “đại sứ du lịch”, bằng ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, hay thể hiện lối ứng xử văn hóa, văn minh? Đồng thời, mỗi ngành, mỗi cơ quan, mỗi địa phương đều có ý thức và trách nhiệm lồng ghép việc xúc tiến, quảng bá du lịch vào nhiệm vụ của ngành, của địa phương mình? Muốn vậy, không cách nào khác là tăng cường xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cho công tác truyền thông du lịch.

Đối với Thanh Hóa, nhiều giải pháp truyền thông, nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến, quảng bá du lịch trong những năm tới, đã được đề ra. Trong đó, nhấn mạnh vai trò của các ngành, địa phương và tổ chức chính trị xã hội trong việc tuyên truyền nâng cao hình ảnh, văn hóa và con người xứ Thanh. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông triển khai hiệu quả đề án truyền thông, thương hiệu du lịch Thanh Hóa. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông, trong đó, tập trung chiến lược quảng bá tầm quốc gia, quốc tế.

Cùng với đó, tỉnh cũng chú trọng xúc tiến thị trường du lịch, gồm cả thị trường trong và ngoài nước. Cụ thể là liên kết với một số tỉnh, thành để kết nối tour, tuyến thu hút khách du lịch; tham gia các sự kiện xúc tiến đầu tư, hội thảo, đăng cai du lịch trong nước; tổ chức đoàn khảo sát (Famtrip, Pesstrip) trải nghiệm tuyến, điểm du lịch để giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm du lịch. Đối với thị trường nước ngoài, chú trọng tổ chức các hoạt động “Những ngày văn hóa Thanh Hóa” tại các nước, các tỉnh kết nghĩa; tham gia các sự kiện, hội chợ quốc tế; các diễn đàn, hội thảo về du lịch. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, đại sứ quán, lãnh sự quán, Tổng cục Du lịch và phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp du lịch, trong xúc tiến thị trường khách du lịch quốc tế, theo hướng có địa chỉ cụ thể (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...) và có kết quả rõ ràng.

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]