(Baothanhhoa.vn) - Trên 8,25 triệu lượt khách, mang về nguồn thu ước đạt 10.605 tỷ đồng – đó là những con số tăng trưởng khả quan, ấn tượng mà du lịch Thanh Hóa đạt được trong năm 2018. Đó cũng đồng thời là thành quả của sự quyết tâm chính trị cao nhất và bằng nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả của tỉnh nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, cũng như tạo đà đưa Thanh Hóa sớm trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Du lịch Thanh Hóa 2018: Một bước tiến mới...

Trên 8,25 triệu lượt khách, mang về nguồn thu ước đạt 10.605 tỷ đồng – đó là những con số tăng trưởng khả quan, ấn tượng mà du lịch Thanh Hóa đạt được trong năm 2018. Đó cũng đồng thời là thành quả của sự quyết tâm chính trị cao nhất và bằng nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả của tỉnh nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, cũng như tạo đà đưa Thanh Hóa sớm trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam!

Du lịch Thanh Hóa 2018: Một bước tiến mới...

“Du lịch Thanh Hóa: Đổi mới để phát triển bền vững” là chủ đề được nhiều chuyên gia, nhà quản lý du lịch thảo luận trong một hội thảo được tổ chức vào tháng 6-2018 tại Sầm Sơn. Ảnh: l.D

Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời, du lịch được xếp vào 1 trong 5 trụ cột chính ưu tiên tập trung phát triển của tỉnh Thanh Hóa trong Dự thảo báo cáo “Quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040”, do Tập đoàn Boston tư vấn xây dựng. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 13, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVIII) họp sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, đã nhấn mạnh nhiệm vụ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực để phát triển nhanh các ngành dịch vụ tỉnh có lợi thế và có giá trị tăng cao như du lịch; bên cạnh việc khuyến khích đầu tư khai thác, phát triển du lịch khu vực miền núi. Đây là những định hướng chiến lược quan trọng, vừa cụ thể vừa lâu dài, cho sự phát triển ngành du lịch tỉnh ta trong vài thập kỷ tới. Đồng thời, việc xác định tầm nhìn chiến lược cho ngành du lịch, sẽ là cơ sở cho việc huy động sự quan tâm, năng lượng và nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra.

Thanh Hóa giàu tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cho du lịch phát triển. Đây là “mệnh đề” quan trọng, đã được tỉnh ta nhấn mạnh trong quá trình định hướng, xác định mục tiêu, trong xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch và đặc biệt là trong nhiều cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp, các đối tác và các tỉnh, thành thông qua các chương trình kết nối du lịch. Bên cạnh yếu tố “đặc biệt cần” đó, thì bản thân ngành du lịch những năm qua đã và đang tạo ra giá trị gia tăng cao so với các ngành kinh tế khác. Đồng thời, với đặc thù của ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch đang có tác động không nhỏ đến sự phát triển của nhiều ngành khác trong nền kinh tế. Ngoài ra, du lịch không chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế thuần túy, mà còn có tác động đáng kể về mặt xã hội, khi nó gắn với công tác bảo tồn các giá trị văn hóa, cảnh quan môi trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân...

Bên cạnh các điều kiện “thiên thời”, “địa lợi” nêu trên, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang có những cam kết mạnh mẽ trong việc tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, an toàn, hiệu quả, nhằm thu hút các nhà đầu tư nói chung, trong đó có đầu tư vào lĩnh vực du lịch vốn rất giàu tiềm năng và ưu thế phát triển. Cùng với đó, các cấp, các ngành đã lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung huy động các nguồn lực nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác lợi thế tài nguyên, xây dựng sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường du lịch văn hóa - văn minh...

Thực tế đã chứng minh, từ sự định hướng đúng đắn và đầu tư hợp lý của tỉnh, mà du lịch vài năm trở lại đây đã phát huy được các lợi thế so sánh để từng bước khẳng định được vị thế của nó trong cơ cấu ngành kinh tế. Theo đó, năm 2018, ngành du lịch tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng, với nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, toàn tỉnh ước đón được 8.250.000 lượt khách, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó khách quốc tế 230.000 lượt khách, tăng 21,8% so với cùng kỳ 2017); phục vụ 15.020.000 ngày khách, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó khách quốc tế đạt 665.700 ngày khách, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2017); tổng thu du lịch ước đạt 10.605 tỷ đồng, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2017 (trong đó tổng thu từ khách quốc tế đạt 62.200.000 USD).

Năm 2018 được xem là năm bản lề thực hiện Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện chương trình, 3/5 nhóm chỉ tiêu là tổng thu du lịch, cơ sở lưu trú (tổng số cơ sở lưu trú, tổng số phòng cơ sở lưu trú) và lao động du lịch (tổng số lao động, tỷ lệ lao động được đào tạo) đạt kế hoạch. Song, các chỉ tiêu về lượt khách, ngày khách tính đến hết năm 2018 vẫn chưa đạt kế hoạch mà Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa đề ra. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Để hoàn thành các mục tiêu trong Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, ngành du lịch đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Đó là kinh phí thực hiện chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ chế thu hút nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chưa thực sự khuyến khích; trong khi, việc huy đồng nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn hạn chế. Việc xúc tiến, quảng bá du lịch còn thiếu cơ chế, chính sách, thiếu nguồn lực; trong khi các hoạt động xúc tiến du lịch nước ngoài, hoạt động quảng bá du lịch ứng dụng công nghệ thông tin và chất lượng đòi hỏi lượng kinh phí lớn...

Để du lịch đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020, cũng như phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế dịch vụ của tỉnh như Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã xác định, thiết nghĩ, cần nhiều biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa. Cũng theo đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì một giải pháp căn cơ cần được tập trung trước mắt là huy động các nguồn lực, tạo đột phá trong đầu tư phát triển du lịch; đồng thời, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng... Cùng với đó là tập trung phát triển sản phẩm du lịch theo hướng nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh; tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho mọi tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các khu, điểm nhằm thu hút khách du lịch...

Khôi Nguyên


Khôi Nguyên

Từ khóa: du lịch

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]