(Baothanhhoa.vn) - Dựa trên nguồn tài nguyên để định hướng hay đặt ra các mục tiêu phát triển và dự kiến các con số tăng trưởng du lịch là việc dễ. Cái khó là bắt tay vào làm bằng quyết tâm cao nhất và những giải pháp cụ thể, thiết thực thì không phải địa phương nào cũng thành công. Trong thực trạng chung đó, Bá Thước đang nổi lên như một “điểm sáng” trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh, nhờ sự định hướng đúng đắn và những bước đi, cách làm du lịch phù hợp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Điểm sáng” trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh

Dựa trên nguồn tài nguyên để định hướng hay đặt ra các mục tiêu phát triển và dự kiến các con số tăng trưởng du lịch là việc dễ. Cái khó là bắt tay vào làm bằng quyết tâm cao nhất và những giải pháp cụ thể, thiết thực thì không phải địa phương nào cũng thành công. Trong thực trạng chung đó, Bá Thước đang nổi lên như một “điểm sáng” trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh, nhờ sự định hướng đúng đắn và những bước đi, cách làm du lịch phù hợp.

“Điểm sáng” trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng xứ Thanh

Bản Kho Mường giữa đại ngàn Pù Luông.

Trên cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên du lịch, phân tích mặt mạnh và mặt yếu, thời cơ và thử thách, khó khăn và thuận lợi... huyện Bá Thước đã xác định phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là một trong hai chương trình phát triển trọng tâm và một trong ba khâu đột phá của huyện giai đoạn 2015-2020. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXII, UBND huyện Bá Thước đã xây dựng chương trình hành động phát triển du lịch huyện Bá Thước đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; xây dựng Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Bá Thước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đồng thời, xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng quy hoạch du lịch. Điển hình là Quy hoạch phát triển hạ tầng du lịch Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đến năm 2020; Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu Du lịch sinh thái Son - Bá - Mười, xã Lũng Cao; Quy hoạch tỷ lệ 1/2000 phân khu du lịch thác Hiêu, xã Cổ Lũng; Quy hoạch tỷ lệ 1/2000 phân khu du lịch thác Muốn, xã Điền Quang...

Để tạo cơ sở ban đầu cho du lịch phát triển và nhất là để kêu gọi các nhà đầu tư, huyện đã chú trọng hoàn thiện hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch. Trong đó phải kể đến các tuyến đường giao thông từ bản Kho Mường đi hang Dơi; đường giao thông 135 xuống bản Kho Mường; đường giao thông nội bản; đường giao thông từ làng Phìa đi thác Hiêu... Riêng bản Đôn, địa phương đã đầu tư nâng cấp 2 tràn, lắp đường điện chiếu sáng và lắp biển hiệu cho các hộ kinh doanh du lịch trong khu sinh thái cộng đồng này. Ngoài ra, đã xây dựng được 5 nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch (2 nhà tại bản Kho Mường, xã Thành Sơn; 1 nhà tại Thác Hiêu, xã Cổ Lũng; 1 nhà tại thác Muốn, xã Điền Quang; 1 nhà tại bản Đôn, xã Thành Lâm). Đặc biệt, địa phương tập trung đầu tư, xây dựng các thôn trọng tâm về du lịch sinh thái cộng đồng, gồm bản Đôn, xã Thành Lâm; bản Kho Mường, xã Thành Sơn; bản Hiêu, xã Cổ Lũng. Tính riêng giai đoạn 2015-2019, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phục vụ du lịch trên địa bàn huyện là khoảng 320,6 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng các khu nghỉ dưỡng, bungalow, homestay là 250 tỷ đồng; xây dựng, nâng cấp đường giao thông đến các khu, điểm du lịch là 68 tỷ đồng; xây dựng nhà vệ sinh công cộng, hệ thống đèn chiếu sáng là 2,6 tỷ đồng...

Bên cạnh việc tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng; huyện Bá Thước cũng chú trọng phát triển đa dạng các hoạt động du lịch như nghỉ dưỡng, thăm thú cảnh quan, trải nghiệm văn hóa, thưởng thức ẩm thực, đi bộ xuyên rừng... Từ đó, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên phong phú với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp và bản sắc văn hóa đồng bào Thái, Mường. Theo định hướng, huyện Bá Thước sẽ tập trung phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái và sinh thái cộng đồng, gắn với việc gìn giữ, phát huy giá trị các di tích, danh thắng và truyền thống văn hóa bản địa lâu đời. Từ đó, phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống Nhân dân...

Đến nay, kết quả mà huyện Bá Thước đạt được trong phát triển du lịch vài năm trở lại đây là tương đối nổi bật. Đặc biệt, với việc Khu Du lịch sinh thái Pù Luông đã được UBND tỉnh công nhận là khu du lịch cấp tỉnh và công bố tour du lịch cộng đồng Pù Luông, đã góp phần nâng quy mô và chất lượng hoạt động du lịch trên địa bàn. Tính riêng giai đoạn 2015 - 2020, Bá Thước đã đón được 210.682 lượt khách (trong đó khách quốc tế 47.017 lượt khách), tổng thu từ du lịch ước đạt 150 tỷ đồng. Các cơ sở lưu trú tăng nhanh về số lượng, chất lượng và tập trung chủ yếu tại Pù Luông (chiếm trên 80% cơ sở lưu trú du lịch và trên 90% lượng khách du lịch). Nếu năm 2015 toàn huyện mới có 26 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch sinh thái cộng đồng; thì con số này đã tăng lên 70 vào những tháng đầu năm 2020. Đáng nói hơn, đã xuất hiện một số mô hình du lịch sinh thái cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như khu nghỉ dưỡng Puluông Retreat, Puluong Eco Gardel và các mô hình homstay ở bản Hiêu (xã Cổ Lũng), bản Đôn (xã Thành Lâm), bản Kho Mường (xã Thành Sơn)...

Bài và ảnh: Hoàng Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]