(Baothanhhoa.vn) - Là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch; cho nên, xúc tiến được xem là một giải pháp quan trọng và hiệu quả, giúp đưa hình ảnh một điểm đến hay sản phẩm du lịch đến gần hơn với du khách.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch để nắm bắt “Thời điểm vàng”

Là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch; cho nên, xúc tiến được xem là một giải pháp quan trọng và hiệu quả, giúp đưa hình ảnh một điểm đến hay sản phẩm du lịch đến gần hơn với du khách.

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch để nắm bắt “Thời điểm vàng”

Sự kiện phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2020 và công bố tour du lịch “Về miền di sản Ninh Bình – Thanh Hóa”.

Du lịch làm gì để tăng tốc sau đại dịch? Đó là câu hỏi lớn đặt ra không chỉ cho riêng ngành du lịch, mà với hầu hết các tỉnh/thành đã xác định xây dựng du lịch trở thành một mũi nhọn phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, đã có nhiều giải pháp, kế hoạch, cùng sự hiến kế của giới chuyên gia và các doanh nghiệp du lịch, nhằm tạo ra một cộng đồng trách nhiệm để dồn lực cho du lịch bật dậy sau nhiều tháng “đóng băng”. Đặc biệt, công tác xúc tiến, quảng bá là một trong những hoạt động sôi động nhất, hỗ trợ đắc lực cho các bước tái khởi động ngành du lịch. Đồng thời, sự hình thành các “chuỗi liên kết” giữa các địa phương trong phát triển du lịch, đang trở thành một xu hướng tất yếu sau đại dịch COVID-19.

Đã có rất nhiều ví dụ cụ thể, thiết thực minh chứng cho xu hướng này thời gian qua. Điển hình như sự kiện liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ với chủ đề “Liên kết phát triển bền vững”, vừa được tổ chức hồi cuối tháng 6-2020 tại tỉnh Tây Ninh. Thành công của sự kiện này có lẽ là cái bắt tay của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh với các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong việc phối hợp triển khai các hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2020 – 2021. Đồng thời, liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2020 – 2025. Cũng từ sự liên kết này, bước đầu việc khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch theo tuyến mới, nhằm kết nối TP Hồ Chí Minh với các tỉnh thành vùng Đông Nam bộ (TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu; TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Tây Ninh; TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước) cũng đã được triển khai thực hiện và giới thiệu đến công chúng. Nhiều ý kiến cho rằng, sự liên kết này là cần thiết và phù hợp trong giai đoạn hiện nay, khi các địa phương muốn đi nhanh phải đi cùng nhau. Đồng thời, sự liên kết này sẽ góp phần gia tăng lợi thế cho khu vực trong việc xúc tiến, quảng bá các sản phẩm của địa phương và của cả vùng. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn của du lịch vùng Đông Nam bộ với các vùng, miền trong cả nước.

Mặc dù là một trọng điểm du lịch của Việt Nam và là điểm đến đã có thương hiệu mạnh, mức độ nhận diện cao, song, du lịch Quảng Ninh cũng không tránh được sức “càn quét” của đại dịch COVID-19. Do đó, ngay khi đại dịch vừa được kiểm soát, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều động thái tích cực, nhằm khôi phục lại ngành kinh tế quan trọng này. Điển hình như mới đây nhất (trung tuần tháng 6-2020), địa phương đã tổ chức hoạt động xúc tiến, kích cầu du lịch tại tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm, chương trình, chính sách kích cầu du lịch như miễn, giảm vé tham quan vịnh Hạ Long, Yên Tử và một số điểm đến hấp dẫn khác; tỉnh Quảng Ninh bày tỏ mong muốn phối hợp với tỉnh Khánh Hòa trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Đặc biệt, các doanh nghiệp của Khánh Hòa sẽ bắt tay hợp tác cùng các doanh nghiệp Quảng Ninh, để cùng nhau chia sẻ, trao đổi lượng khách nội địa và khách quốc tế đến hai địa phương.

Bên cạnh xu hướng liên kết thì mỗi địa phương đang có những cách làm sáng tạo nhằm thu hút du khách. Do đó, có một cuộc cạnh tranh vừa ngấm ngầm, vừa công khai đang diễn ra và đặt các địa phương vào tình thế không đi nhanh sẽ bị bỏ lại phía sau. Trong cuộc chạy đua này, du lịch Thanh Hóa không là ngoại lệ, khi 6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu tăng trưởng du lịch của tỉnh đều giảm sâu. Cụ thể, tổng lượt khách ước đạt 2.631.000 lượt, giảm 59% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu du lịch ước đạt 3.669 tỷ đồng, giảm 52,9% so với cùng kỳ năm 2019. Hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú, lữ hành, nhà hàng, vận chuyển... đều ngưng trệ. Cụ thể, công suất buồng, phòng giảm trên 75%; kinh doanh ăn uống giảm gần 80%; vận chuyển giảm 78%; gần 1.000 đoàn khách đã hủy tour qua các đơn vị lữ hành...

Nhằm phục hồi hiệu quả ngành du lịch và phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu tăng trưởng năm 2020, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 131/KH-UBND ngày 12-6-2020 về việc triển khai thực hiện Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong nhiều nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra, thì công tác tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng du lịch và xúc tiến, quảng bá điểm đến hấp dẫn, an toàn là một giải pháp trọng tâm. Theo đó, mới đây nhất tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2020 và công bố tour du lịch “Về miền di sản Ninh Bình - Thanh Hóa”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của nhiều tỉnh/thành như Ninh Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Bình và đông đảo các doanh nghiệp du lịch trong cả nước. Đây là cơ hội lý tưởng để Thanh Hóa giới thiệu tiềm năng, lợi thế và đẩy mạnh xúc tiến du lịch. Đặc biệt, sự kiện với sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, lữ hành, nhà hàng... đã tạo ra một “hội chợ” du lịch, giúp khách hàng tiếp cận thông tin sản phẩm, các chương trình giảm giá khuyến mại hấp dẫn.

Cùng với đó, thời gian qua, Thanh Hóa cũng chủ động tăng cường liên kết với các địa phương trong cả nước trong việc tìm kiếm thị trường; tổ chức đón các đoàn doanh nghiệp và báo chí về khảo sát, xây dựng và chào bán các tour du lịch đưa khách về Thanh Hóa. Đồng thời, khảo sát, xây dựng các tour du lịch mới; chú trọng khai thác hiệu quả các đường bay hiện có và đường bay mới đến và đi từ Cảng Hàng không Thọ Xuân - Thanh Hóa. Bên cạnh đó, định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch xây dựng kế hoạch nghiên cứu, khai thác, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác; tích cực hưởng ứng, tham gia các sự kiện du lịch lớn trong và ngoài tỉnh. Ngoài ra, tích cực vận động, kêu gọi các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng sản phẩm du lịch mới và đưa ra các gói kích cầu hấp dẫn, nhằm thu hút du khách về với Thanh Hóa. Hướng dẫn, vận động các doanh nghiệp du lịch tăng cường hoạt động quảng bá tại website của doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật các chương trình kích cầu, giảm giá của doanh nghiệp đến đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, phối hợp xây dựng các chiến dịch kích cầu du lịch dưới nhiều hình thức, với phương châm “Tăng tối đa chất lượng sản phẩm, giảm tối đa giá thành sản phẩm”...

Mặc dù là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19, song du lịch cũng là ngành đang có những bước phục hồi mạnh mẽ. Sự phục hồi này đang và sẽ đóng vai trò quan trọng, cũng như có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Vấn đề là các chính sách kích cầu và các giải pháp phát triển du lịch thời gian tới phải được tập trung triển khai một cách đồng bộ, nhất quán, mạnh mẽ và hiệu quả.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên


Bài Và Ảnh: Khôi Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]