(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tích cực giảm lãi suất cho vay, tăng cường tiếp cận doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, giúp khơi thông dòng tín dụng.

Đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tích cực giảm lãi suất cho vay, tăng cường tiếp cận doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, giúp khơi thông dòng tín dụng.

Đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanhNhà máy gạch men cao cấp Vicenza, Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) được vay vốn ngân hàng, mở rộng sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Để đồng hành với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) vốn Nhà nước lớn đều đồng loạt hưởng ứng với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất để doanh nghiệp tiếp cận với dòng vốn rẻ. Trong đó, từ ngày 15-3 đến hết ngày 30-6-2023, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trên địa bàn tỉnh đã triển khai chương trình tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vay ưu đãi với quy mô lên đến 100 nghìn tỷ đồng và 500 triệu USD. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, có nhu cầu vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) để bổ sung vốn lưu động nhằm triển khai các phương án sản xuất, kinh doanh hoặc doanh nghiệp cần vay vốn hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, sẽ được vay lãi suất ưu đãi thấp hơn tới 1,5%/năm đối với khoản vay giải ngân bằng Việt Nam đồng và 1%/năm đối với khoản vay bằng USD, so với mức lãi suất hiện hành, tùy theo từng kỳ hạn cho vay, hồ sơ cụ thể của doanh nghiệp đề nghị vay vốn. Trước đó, Agribank cũng đã chủ động điều chỉnh giảm lãi suất tối đa 3%/năm so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với các khoản vay kinh doanh bất động sản và dành 30 nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho khách hàng mua nhà ở xã hội. Tương tự, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) cũng dành 100 nghìn tỷ đồng cho vay với lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,1% nhằm hỗ trợ nhu cầu sản xuất, kinh doanh cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, thời gian vay lên tới 12 tháng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) dành 100 nghìn tỷ đồng triển khai chương trình ưu đãi lãi suất cho vay sản xuất, kinh doanh ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh với mức lãi suất đặc biệt ưu đãi với từng thời hạn vay; thấp nhất chỉ từ 7,5%/năm với khoản vay dưới 3 tháng... Khách hàng cá nhân nhận lương qua Vietcombank khi vay vốn sẽ được giảm lãi suất thêm 0,1%/năm so với lãi suất vay thông thường...

Không chỉ nhóm ngân hàng TMCP vốn Nhà nước, nhiều ngân hàng, như: Ngân hàng TMCP Quân đội Techcombank, Sacombank, SeABank... cũng đã công bố các gói tín dụng ưu đãi lãi suất với mức giảm từ 1 đến 2% so với lãi suất thông thường. Ngoài các gói lãi suất nêu trên, các chương trình tín dụng đang thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa cũng là những động lực quan trọng hướng dòng tín dụng đến với các đối tượng thụ hưởng, giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính cho nền kinh tế.

Việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay được thị trường đón nhận khá tích cực, bởi đây là thông điệp khẳng định các doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn vay với chi phí tài chính thấp. Tuy nhiên, bài toán khó nhất của ngân hàng hiện nay không phải là giảm lãi suất mà là tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, chỉ khi đó việc giảm lãi suất của các ngân hàng mới có thể phát huy hiệu quả. Tính đến cuối tháng 5-2023, tổng dư nợ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt 180.422 tỷ đồng. Qua khảo sát thực tế, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dệt may, hiện đang gặp khó do thiếu đơn hàng, doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Sức tiêu thụ của người dân kém do tâm lý thắt chặt chi tiêu để ứng phó với lạm phát, khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái; thị trường bất động sản khó khăn khiến nhu cầu suy giảm. Ngoài ra, với nhiều doanh nghiệp, vấn đề giãn, hoãn nợ đang cấp bách hơn vấn đề tiếp cận vốn mới khi hàng loạt khoản vay cũ có nguy cơ chuyển nhóm nợ.

Bài và ảnh: Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]