(Baothanhhoa.vn) - Năm 2020 Thanh Hóa đặt mục tiêu đưa khoảng 10 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên, đến tháng 8 toàn tỉnh mới có 3.460 người xuất cảnh. Một con số “khiêm tốn” đồng nghĩa với việc nhiều địa phương sẽ không hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xuất khẩu lao động khó đạt chỉ tiêu do dịch COVID-19

Xuất khẩu lao động khó đạt chỉ tiêu do dịch COVID-19

Người lao động học nghề hàn tại Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa.

Năm 2020 Thanh Hóa đặt mục tiêu đưa khoảng 10 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tuy nhiên, đến tháng 8 toàn tỉnh mới có 3.460 người xuất cảnh. Một con số “khiêm tốn” đồng nghĩa với việc nhiều địa phương sẽ không hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Ngay cả những địa phương thường đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài như các huyện: Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy, Nga Sơn, Quảng Xương... dù đã rất nỗ lực trong công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) nhưng cũng khó để đạt được con số như mong muốn.

Năm 2020 huyện Quảng Xương được tỉnh giao chỉ tiêu đưa 450 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nhưng đến tháng 8 mới có 150 người xuất cảnh. Huyện Thọ Xuân chỉ tiêu giao 450 nhưng đến tháng 9 mới có 182 người xuất cảnh. Huyện Nga Sơn chỉ tiêu giao 350 nhưng đến tháng 9 mới có 182 người xuất cảnh... Bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Quảng Xương, cho biết: Do dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Ngay cả những thị trường lao động chủ lực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng phải tạm dừng tiếp nhận lao động một thời gian, nên hoạt động đưa người lao động đi làm việc cũng bị ngưng trệ. Vì vậy, số lao động mới có nhu cầu đi XKLĐ giảm, số lao động đã qua học nghề, học tiếng, lao động được cấp visa thì không xuất cảnh được. Điều đó dẫn đến hệ lụy không có việc làm, không có thu nhập nhưng hằng tháng nhiều gia đình vay mượn tiền đầu tư cho con đi XKLĐ vẫn phải trả lãi tiền vay. Ví như trường hợp anh Lê Quang Thắng ở xã Quảng Trường đã hoàn thiện thủ tục, chỉ chờ bay. Nếu không vì dịch COVID-19, anh đã và đang lao động tại thị trường Hàn Quốc được 3 - 4 tháng rồi. Vì đang trong giai đoạn chờ xuất cảnh, nên anh Thắng không tìm kiếm việc làm tại quê nhà, nhưng vẫn phải trả tiền lãi suất vay nên đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Cũng như anh Thắng, chị Linh ở xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, đã được lựa chọn để xuất cảnh. Nếu “thuận buồm xuôi gió” chị đã sang Nhật Bản làm việc. Nhưng do nước bạn đóng cửa nhằm ngăn ngừa lây lan dịch bệnh nên chưa xuất cảnh được. Chị Linh chia sẻ: “Vì đi theo kênh môi giới trung gian nên chi phí cao, tôi phải vay một số tiền lớn để đi, chỉ mong sớm được xuất cảnh để có tiền gửi về cho gia đình trả nợ”.

Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 2007 đến nay, số lao động đã tuyển dụng tại các địa phương trong tỉnh là gần 126.000 người. Số lao động đang làm việc tại nước ngoài hiện nay là gần 30.000 người. Hằng năm, số tiền người lao động gửi về nước khoảng 150 đến 180 triệu USD. Tỷ lệ lao động sau khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài về có cuộc sống tốt hơn chiếm trên 98%; tỷ lệ gia đình thoát nghèo chiếm trên 95%, nhiều gia đình đã giầu lên nhờ XKLĐ. XKLĐ đã góp phần quan trọng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu đưa khoảng 10 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Do dịch COVID-19 đã ảnh hưởng chung đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và hoạt động XKLĐ cũng không ngoại lệ. Theo ông Lê Đình Tùng, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, toàn tỉnh hiện có trên 2.000 lao động đủ điều kiện xuất cảnh nhưng chưa thể đi được. Một số thị trường tuy vẫn tiếp nhận lao động Việt Nam đi làm việc như Đài Loan, Rumani nhưng số lao động xuất cảnh được rất “nhỏ giọt”. Thậm chí, một thời gian dài không có lao động xuất cảnh vì nhiều nước tạm dừng tuyển lao động và nhiều đường bay quốc tế đóng cửa.

Cũng theo ông Tùng, khi dịch bệnh được khống chế thì nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài của các nước sẽ rất lớn. Để có thể nhanh chóng vực dậy thị trường XKLĐ, đáp ứng nhu cầu về nhân lực, ngay từ bây giờ các địa phương cần chuẩn bị tốt công tác tạo nguồn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người lao động tích cực tham gia học tiếng, học nghề, chuẩn bị sẵn sàng khi các thị trường mở cửa là có thể đi ngay. Đồng thời định hướng cho người lao động học nghề điều dưỡng để đi làm việc tại các thị trường Đức, Nhật Bản, Đài Loan; nghề hàn, xây dựng để đi Hàn Quốc... Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tăng cường tuyên truyền để lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc về nước, nhằm tạo cơ hội cho người khác đủ điều kiện đi làm việc tại thị trường tiềm năng này.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]