(Baothanhhoa.vn) - Phường Quảng Châu (TP Sầm Sơn) là nơi cuối nguồn của 3 con sông lớn, thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt. Trong mùa mưa bão những năm gần đây, năm nào phường Quảng Châu cũng bị ngập lụt, tràn đê khiến chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT & TKCN) tỉnh phải triển khai nhiều phương án khẩn cấp để di dân, cứu đê. Đáng nói nhất là 2 khu phố Châu Lọc và Châu Giang – nơi tiếp giáp với đê sông Mã và sông Thống Nhất, khi bão đổ bộ, cộng với triều cường lên thì thường xuyên ngập lụt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng phương án di dân và phòng chống sự cố đê phường Quảng Châu

Phường Quảng Châu (TP Sầm Sơn) là nơi cuối nguồn của 3 con sông lớn, thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt. Trong mùa mưa bão những năm gần đây, năm nào phường Quảng Châu cũng bị ngập lụt, tràn đê khiến chính quyền địa phương và Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT & TKCN) tỉnh phải triển khai nhiều phương án khẩn cấp để di dân, cứu đê. Đáng nói nhất là 2 khu phố Châu Lọc và Châu Giang – nơi tiếp giáp với đê sông Mã và sông Thống Nhất, khi bão đổ bộ, cộng với triều cường lên thì thường xuyên ngập lụt.

Xây dựng phương án di dân và phòng chống sự cố đê phường Quảng Châu

Sông Thống Nhất với hệ thống đê thấp, nhiều đoạn qua phường Quảng Châu đê thấp thường xuyên tràn đê nếu có mưa lớn.

Nếu có mưa lớn kéo dài, nơi đây luôn tiềm ẩn nguy cơ vỡ đê và tràn đê, làm ngập úng đồng ruộng, nhà cửa, gây thiệt hại không nhỏ đến tài sản nhân dân, đe dọa tính mạng con người. Trước diễn biến phức tạp của thiên nhiên, nhất là mùa mưa bão 2019 đã đến, TP Sầm Sơn và UBND phường Quảng Châu đã chủ động xây dựng phương án di dân và phòng chống sự cố đê để giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất nếu xảy ra sự cố.

Theo đó, đối với vùng dân cư sống ở ven đê đã được địa phương tuyên truyền phải chủ động các phương án di dời nếu mực nước các sông bắt đầu lên đến báo động II và đang có khả năng lên tiếp, hoặc có bão lớn với cường độ từ cấp 10 trở lên đổ bộ. Cụ thể, khi chiều cao sóng đạt từ 4 đến 5m hoặc bão dưới cấp 10 nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn, sẽ di dời toàn bộ dân phân bổ cách mép nước vào 200m. Khi chiều cao sóng đạt từ 5 đến 7m hoặc có bão mạnh cấp 10 – 11 đổ bộ, sẽ di dời dân phân bổ trong phạm vi cách mép nước 500m. Lệnh di dân sẽ được phát ra từ Trưởng BCH PCTT & TKCN TP Sầm Sơn.

Trong khi di dời dân đến nơi an toàn, cán bộ các khu phố cũng đã được phân công nhiều nhiệm vụ liên quan; trong đó, có việc điều người tại chỗ để bảo vệ tài sản, tàu thuyền, gia súc, gia cầm, chằng chống nhà cửa, giúp đỡ các gia đình neo đơn, gia đình toàn người già, phụ nữ... Việc thực hiện di dân, một số đối tượng, như: Người neo đơn không nơi nương tựa, đối tượng hưởng chế độ, chính sách xã hội, người già, trẻ em... sẽ được ưu tiên di chuyển trước. Phường Quảng Châu đã lên các phương án di dân cho 402 hộ gia đình với 1.234 nhân khẩu. Nơi sơ tán dân là những nhà kiên cố ở địa điểm an toàn, như: Các trường học trên địa bàn, trạm y tế phường, các nhà văn hóa và nhà dân các khu phố Yên Trạch, Châu Chính.

Bên cạnh đó, cấp khu phố cùng cán bộ phường phụ trách địa bàn cũng được giao chủ động nắm bắt số lượng tàu thuyền để yêu cầu đến nơi tránh trú an toàn, phân bố phao cứu sinh và tổ chức di dân cũng như lực lượng bảo vệ, ứng cứu đê khi có sự cố. Hiện nay, tại các khu phố trên địa bàn phường đều đã chuẩn bị được kho vật tư dự trữ theo phương châm “4 tại chỗ” với hơn 4.200 bao tải đựng cát, 1.200 cọc tre, 400 m3 đất dự phòng và nhiều vật dụng khác. Để thực hiện tốt tất cả các phương án đề ra, phường đã thành lập tiểu ban sơ tán dân gồm 17 người là các cán bộ xã, cán bộ các thôn; lực lượng xung kích của 8 khu phố (Châu Bình, An Chính, Châu Thành, Yên Trạch, Kiều Đại, Xuân Phương, Châu Lọc, Châu Giang) cũng đã được thành lập với 400 người tham gia; trong đó, lực lượng canh đê 26 người, lực lượng làm công tác bảo vệ 52 người, lực lượng tham gia cứu thương 16 người... Quá trình sơ tán dân cũng được chuẩn bị về mặt y tế, phương tiện vận chuyển, phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, nước uống...

Bão lũ và các tình huống xấu có thể không xảy ra, song việc chủ động các phương án bảo đảm an toàn là không bao giờ thừa. Đây cũng là yêu cầu của BCH PCTT & TKCN tỉnh với các địa phương trước mùa mưa bão hằng năm, nhất là những nơi đê điều xung yếu mỗi khi mùa mưa bão về.

Bài và ảnh: L.Đ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]