(Baothanhhoa.vn) - Cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là yếu tố “then chốt” để các nhà đầu tư “rót” vốn vào thực hiện các dự án, thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh. Xác định rõ điểm “mấu chốt” quan trọng này, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng chính quyền hài lòng dân

Cải cách hành chính (CCHC), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là yếu tố “then chốt” để các nhà đầu tư “rót” vốn vào thực hiện các dự án, thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh. Xác định rõ điểm “mấu chốt” quan trọng này, tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Xây dựng chính quyền hài lòng dân

Công chức Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Nhiều năm trước đây, Thanh Hóa là tỉnh bị tụt hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) không ổn định. Đến năm 2018, Thanh Hóa có sự “bứt phá” khi vươn lên xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và đứng thứ 25 toàn quốc, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung bộ về chỉ số PCI. Để tạo ra bước chuyển quan trọng này, Thanh Hóa đã thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về CCHC, đồng thời ban hành nhiều kế hoạch CCHC, kiểm soát TTHC với đầy đủ các nội dung cần thực hiện. Trong đó, xác định rõ từng nhiệm vụ, phân công cụ thể cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, thời gian hoàn thành đến từng đơn vị. Ngoài chỉ đạo trực tiếp tại các hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng đôn đốc việc triển khai thực hiện. Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các cấp, các ngành bám sát tinh thần chỉ đạo, tập trung đẩy mạnh CCHC, trọng tâm là cải cách TTHC nhằm giảm chi phí, thời gian đi lại cho người dân, đặc biệt là doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng chính quyền điện tử, nhiều đề án, dự án quan trọng cũng được tỉnh phê duyệt và đưa vào sử dụng. Nổi bật là đề án “Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020”; dự án “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020”... Để các đề án, dự án được triển khai hiệu quả, hằng năm Sở Nội vụ phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra công tác CCHC, công tác kiểm soát TTHC để chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương đưa ra biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời. Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh mô hình “4 tại chỗ” nên việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả được thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định. Việc phân cấp, ủy quyền trong giải quyết TTHC đã góp phần hạn chế tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hẹn và tăng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong quá trình thẩm định, giải quyết.

Để giải quyết nhanh gọn các TTHC cho người dân và doanh nghiệp, việc hiện đại hóa nền hành chính cũng ngày càng được đầu tư. Hiện nay, đã đưa vào sử dụng Cổng dịch vụ công tỉnh Thanh Hóa và 377 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 ở cấp tỉnh, huyện, xã. Hệ thống “một cửa điện tử” được triển khai ở tất cả các huyện, các xã nên kết quả giải quyết TTHC được công khai trên môi trường mạng. Hệ thống giao ban trực tuyến được đầu tư hoàn thành tại điểm cầu Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND cấp huyện. Vừa qua, ngay sau khi Cổng dịch vụ công quốc gia được khai trương, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã nêu rõ: Năm 2020, UBND tỉnh sẽ giao chỉ tiêu ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đây là chỉ tiêu bắt buộc. Văn phòng UBND tỉnh chuẩn bị các điều kiện để trong quý I – 2020, UBND tỉnh thực hiện ký điện tử và thiết lập các hồ sơ điện tử. Các sở, ngành, các địa phương xây dựng lộ trình ký điện tử và thiết lập hồ sơ điện tử; xây dựng các văn bản bảo đảm tính pháp lý, tính bảo mật của việc ký điện tử, hồ sơ điện tử và tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công có hiệu quả.

CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, là “chìa khóa” quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư phát triển. Để CCHC ngày càng có sự “bứt phá” rõ nét, Thanh Hóa tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, tất cả vì mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Bài và ảnh: Thu Vui



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]