(Baothanhhoa.vn) - Ở nhiều địa phương, dù là thành phố hay vùng nông thôn, chỉ cần bước chân ra đường là bắt gặp rác tại những dòng sông, kênh, vỉa hè, khu chợ tự phát, những khu đất trống... thậm chí tại các khu du lịch. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, hành động xả rác thải không đúng nơi quy định vẫn tiếp diễn và trở thành thói quen của một bộ phận người dân. Sự thiếu ý thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, vì vậy hơn lúc nào hết, thói quen xả rác bừa bãi cần được thay đổi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xả rác nơi công cộng: Thói quen xấu cần phải thay đổi

Ở nhiều địa phương, dù là thành phố hay vùng nông thôn, chỉ cần bước chân ra đường là bắt gặp rác tại những dòng sông, kênh, vỉa hè, khu chợ tự phát, những khu đất trống... thậm chí tại các khu du lịch. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, hành động xả rác thải không đúng nơi quy định vẫn tiếp diễn và trở thành thói quen của một bộ phận người dân. Sự thiếu ý thức này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, vì vậy hơn lúc nào hết, thói quen xả rác bừa bãi cần được thay đổi.

Xả rác nơi công cộng: Thói quen xấu cần phải thay đổi

Các loại rác thải sinh hoạt được chất thành nhiều đống, bốc mùi hôi thối ở hai bên vỉa hè, dọc tuyến Quốc lộ 47, đoạn từ gầm cầu vượt đường tránh TP Thanh Hóa đến ngã ba Môi.

Theo quan sát của chúng tôi, trên tuyến Quốc lộ 47, đoạn từ gầm cầu vượt đường tránh TP Thanh Hóa đến khu vực ngã ba Môi, hai bên vỉa hè có nhiều bao tải rác thải chất đống và bốc mùi hôi thối. Nhiều người dân sinh sống tại đây cho biết, hằng ngày vào khoảng từ 16 giờ đến 20 giờ 30 phút, nhiều hộ dân đã bày các mặt hàng như quần áo, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt... dọc hai bên vỉa hè để phục vụ nhu cầu mua sắm cho công nhân tại Khu Công nghiệp Lễ Môn. Rác thải sau đó được chủ các quầy hàng vứt luôn tại vỉa hè. Mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần nhắc nhở nhưng tình trạng trên vẫn không được cải thiện.

Tương tự, một số tuyến phố, khu chợ tự phát trên địa bàn TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, tình trạng xả rác bừa bãi, đổ trộm rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng cũng diễn ra phổ biến trong nhiều năm qua. Chị Nguyễn Thị Thúy, công nhân Công ty CP Dịch vụ thương mại và môi trường Thanh Hóa, chia sẻ: “Bên cạnh một số hộ dân có ý thức trong việc đổ rác đúng nơi quy định thì còn nhiều người vẫn có tư tưởng “cha chung không ai khóc” trong vấn đề bảo vệ môi trường, cứ tiện đâu vứt đó, coi trách nhiệm thu gom rác là của công nhân môi trường. Mặc dù đã có quy định khi có tiếng kẻng, người dân đem rác ra đổ nhưng hầu hết họ đem rác ra đường bỏ tại cột điện, gốc cây hoặc ngay trên vỉa hè khi chúng tôi chưa kịp tới, thậm chí có người quăng cả túi nilon xuống sông, kênh thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy, vừa mất mỹ quan vừa gây ô nhiễm môi trường”.

Thói quen xả rác bừa bãi không chỉ có ở thành phố, thị xã mà còn xuất hiện ở khu vực nông thôn, miền núi. Sông Nhà Lê, đoạn chảy qua địa bàn các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn nhiều năm qua gần như trở thành “dòng sông chết” bởi lượng rác thải sinh hoạt do người dân đổ xuống sông ngày càng tăng. Cụ thể như trường hợp một số hộ kinh doanh tại chợ Bôn, xã Đông Thanh (Đông Sơn), trong khi bán hàng và sau khi tan chợ đã không thu gom rác và tập kết theo đúng quy định mà ném thẳng xuống sông Nhà Lê phía sau, gây tắc nghẽn dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước. Hoặc, tình trạng một số hộ dân sống dọc hai bên kênh Bắc - nơi cung cấp nguồn nước sạch cho hàng vạn người dân ở TP Thanh Hóa, đoạn chảy qua địa bàn xã Đông Thanh, Đông Tiến... (Đông Sơn), thường xả rác thải sinh hoạt, xác động vật chết xuống kênh vào ban đêm đã kéo dài nhiều năm qua, gây ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Mặc dù đã được các cấp, các ngành, đoàn thể và địa phương tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuy nhiên, tình trạng xả rác tùy tiện, bừa bãi diễn ra mọi lúc, mọi nơi và ở mọi đối tượng. Có thể nói, để xảy ra tình trạng trên là do mỗi cá nhân chưa nâng cao được ý thức, trách nhiệm của bản thân. Phần lớn người dân khi được hỏi về hành vi xả rác bừa bãi đều có những câu trả lời như: “Do tiện tay”, “do thói quen”;... Thậm chí, nhiều nơi như khu nghĩa trang, ao hồ, kênh mương thủy lợi, khu công cộng, chính quyền địa phương và các đoàn thể đã cắm biển “cấm đổ rác” nhưng chỉ một thời gian ngắn rác lại xuất hiện và trở thành những bãi rác tự phát gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến giao thông, thủy lợi và cuộc sống của người dân xung quanh.

Để khắc phục tình trạng xả rác thải bừa bãi tại những nơi công cộng, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, hưởng ứng các ngày lễ về môi trường trên địa bàn tỉnh cùng với sự tham gia của đông đảo nhân dân, như: Treo băng rôn, phát tờ rơi tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong tỉnh để xây dựng các mô hình về công tác vệ sinh môi trường như: Bảo vệ môi trường ngoài đồng ruộng; phân loại, thu gom rác thải tại nguồn; đồng loạt ra quân vệ sinh môi trường nơi công sở, đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, trồng cây xanh...

Tuy nhiên, để góp phần bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta, mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình và khu dân cư cần tự giác, ý thức hơn trong việc bỏ rác đúng nơi quy định. Bên cạnh đó, nhà trường, đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể cần tăng cường hơn nữa hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức của học sinh, thanh, thiếu niên nhận thức rõ về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường để bảo vệ cuộc sống xung quanh.

Bài và ảnh: Khánh Đan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]