(Baothanhhoa.vn) - Con đường dẫn vào trung tâm xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) nhỏ hẹp, nhưng luôn đông đúc người lại qua và nhộn nhịp bán mua. Hàng hóa được mua bán, trao đổi hết sức phong phú, đa dạng đã phần nào phản ánh nhu cầu và mức sống của người dân; cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội, việc làm và thu nhập của người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Ngư Lộc: Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động

Xã Ngư Lộc: Chú trọng giải quyết việc làm cho người lao động

Nhờ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập nên đời sống cư dân vùng biển Ngư Lộc ngày càng được nâng cao.

Con đường dẫn vào trung tâm xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) nhỏ hẹp, nhưng luôn đông đúc người lại qua và nhộn nhịp bán mua. Hàng hóa được mua bán, trao đổi hết sức phong phú, đa dạng đã phần nào phản ánh nhu cầu và mức sống của người dân; cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội, việc làm và thu nhập của người lao động.

Trong thực tế, thương mại, dịch vụ đang là lĩnh vực giữ vị trí quan trọng trong tổng doanh thu toàn xã. Năm 2018, doanh thu từ lĩnh vực này đạt 705 tỷ đồng, còn trong 6 tháng đầu năm 2019, con số này là 475 tỷ đồng. Các doanh nghiệp và tổ hợp chế biến hải sản duy trì phát triển, từ đó giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động tại chỗ, cũng như tạo cơ sở cho nghề cá phát triển. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa phát triển ổn định, góp phần phục vụ đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Mặc dù vậy, về cơ bản, khai thác, chế biến hải sản và hậu cần nghề cá vẫn là nghề chính của địa phương, với số lao động là 2.595 người. Để hoạt động nghề cá ổn định và phát triển, xã Ngư Lộc đã tổ chức ký cam kết với các chủ phương tiện và kiện toàn 98 tổ, đội sản xuất đoàn kết trên biển. Đồng thời, tiếp tục triển khai Nghị định 17 bổ sung, sửa chữa, Nghị định 67 về chính sách hỗ trợ nghề cá và Nghị quyết 81 của HĐND tỉnh về hỗ trợ làm hầm bảo quản cho phương tiện khai thác, dịch vụ. Cùng với đó, địa phương cũng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản, Công ước 79, các quy định an toàn đi biển cho các chủ phương tiện và lao động nghề cá. Ngoài ra, địa phương cũng thực hiện hỗ trợ máy ICOM, máy Momima, phao cứu sinh cho các phương tiện khai thác xa bờ và tổ trưởng tổ sản xuất trên biển. Với 361 phương tiện đánh bắt đang hoạt động, trong những tháng đầu năm, tổng sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn ước đạt 8.125 tấn (đạt 51,5% kế hoạch), mang lại nguồn thu nhập khá cho người lao động.

Với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 93 ha (trong đó đất thổ cư 47 ha, còn lại là đất bãi bồi và đảo Nẹ), xã Ngư Lộc hầu như không có đất sản xuất nông nghiệp. Do đó, để giải quyết việc làm cho người lao động, những năm qua chính quyền địa phương đã tích cực phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp thực hiện tương đối tốt công tác xuất khẩu lao động. Hiện toàn xã có khoảng 100 lao động đang làm việc tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc... Với nguồn thu nhập ổn định, bình quân đạt 100 triệu đồng/lao động/năm (đã trừ mọi chi phí), lao động xuất khẩu đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn thoát nghèo và trở nên khá giả. Cùng với đó, xã Ngư Lộc cũng tích cực kêu gọi các công ty may mặc, giầy da, khâu bóng thực hiện tuyển dụng và giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động địa phương, với thu nhập từ 3-4 triệu đồng/người/tháng.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã Ngư Lộc có trên 18.000 nhân khẩu. Tuy nhiên, thực tế xã đang quản lý trên 16.000 nhân khẩu, số còn lại thường xuyên đi làm ăn xa. Trong số đó có khoảng 8.000 người trong độ tuổi lao động, với số lao động có việc làm thường xuyên chiếm khoảng 60%, còn lại là lao động thời vụ và ít có việc làm. Trao đổi với chúng tôi về những khó khăn trong công tác giải quyết việc làm trên địa bàn hiện nay, ông Nguyễn Hải Năm, phó chủ tịch UBND xã, cho biết: Mặc dù nghề cá vẫn là nghề chính và có nhiều lao động tham gia, tuy nhiên, một bộ phận lao động đã không còn mặn mà với nghề. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, ví như tính rủi ro cao của nghề, nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, thu nhập ngày càng thấp do giá nguyên liệu và chi phí tăng cao. Bên cạnh đó, việc bao tiêu sản phẩm và thị trường tiêu thụ các sản phẩm chưa ổn định, còn tự phát. Trong khi, việc khai thác truyền thống chưa bắt kịp với một số quy định đặt ra trong thực hiện Luật Thủy sản 2017, cũng khiến cho việc ra khơi của ngư dân đang gặp một số khó khăn. Ngoài ra, do địa phương không có đất sản xuất nông nghiệp, cũng không có nghề phụ, cho nên một bộ phận lao động nữ độ tuổi trên 40 không có việc làm hoặc làm việc theo thời vụ...

Hoàng Xuân


Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]