(Baothanhhoa.vn) - Dòng họ là một thiết chế xã hội trực tiếp góp phần tạo nên kết cấu làng, xã. Ở tỉnh ta, có không ít dòng họ nổi tiếng đã gắn liền với sự hình thành, phát triển cùng những biến thiên của lịch sử dân tộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Văn hóa dòng họ” - phương thức giáo dục truyền thống đặc sắc

“Văn hóa dòng họ” - phương thức giáo dục truyền thống đặc sắc

Các con, cháu viếng mộ tổ (ảnh minh họa).

Dòng họ là một thiết chế xã hội trực tiếp góp phần tạo nên kết cấu làng, xã. Ở tỉnh ta, có không ít dòng họ nổi tiếng đã gắn liền với sự hình thành, phát triển cùng những biến thiên của lịch sử dân tộc.

Tuy vậy, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các dòng họ đều có chung một truyền thống tốt đẹp đó là lòng yêu nước nồng nàn, luôn hướng về cội nguồn dân tộc, “nặng lòng” thờ cúng tổ tiên... Cũng vì lẽ đó, mà hiện nay vấn đề con cháu hướng về cội nguồn, góp công, góp của, góp sức xây dựng nơi thờ tự tổ tiên, từ đường, tham gia các phần việc của “việc họ” như: Giỗ họ, chạp họ, lập quỹ khuyến học, hòm công đức... đã và đang được đặc biệt quan tâm chăm lo, nổi bật và phổ biến ở các nơi có truyền thống sống quần cư, như: Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Thọ Xuân, Nga Sơn, Yên Định...

Có dịp được về dòng họ Vũ ở làng Xa Liễn, Nga Thắng (Nga Sơn), được biết: Dòng họ Vũ trong huyện hiện có khoảng 500 con, cháu. Để duy trì và phát huy công đức tổ tiên, truyền thống của dòng tộc trong việc giáo dục, răn dạy lớp con cháu hậu sinh, các chi phái trong dòng họ đã bầu ra hội đồng gia tộc gồm những người có uy tín nhất dòng họ để chỉ đạo các công việc lớn của dòng họ, như: Việc thờ phụng, tế lễ tổ tiên, tôn tạo, sửa sang di tích, duy trì quỹ khuyến học, khuyến tài. Qua đó, góp phần giáo dục con cháu ghi nhớ và phát huy ân đức tổ tiên, truyền thống của dòng tộc trong lao động, học tập và công tác.

Văn hóa dòng họ bao gồm những giá trị vật thể như: Bia ký, gia phả, từ đường, lăng mộ... và phi vật thể như: Truyền thống của dòng dọ, quy ước dòng họ, thờ cúng tổ tiên, các nghi lễ trong dòng họ... Thực tế hiện nay đã và đang có nhiều dòng họ có nhận thức nghiêm túc và chuẩn mực về vấn đề xây dựng văn hóa dòng họ thông qua các hoạt động ý nghĩa, thiết thực như: Lập quỹ khuyến học, khuyến tài, lập tủ sách dòng họ... để hỗ trợ, khuyến khích và động viên các con cháu trong dòng họ đang độ tuổi đến trường chăm lo, quan tâm, phấn đấu học hành, mở mang tri thức để rạng danh gia đình, dòng họ và cống hiến cho xã hội, cho sự phát triển chung của đất nước. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý có mô hình tủ sách dòng họ. Đây là mô hình phát triển về tri thức, văn hóa, góp phần nâng cao dân trí ở nông thôn và làm phong phú thêm dung lượng văn hóa cho các hoạt động, tổ chức của dòng họ; đồng thời tạo sự gắn kết trách nhiệm của những người con, cháu... đối với dòng họ và quê hương mình bằng cách chia sẻ tri thức và thông tin. Về chi họ Hà thuộc dòng họ Hà, ở huyện Triệu Sơn, trao đổi với chúng tôi, ông Hà Quang Khanh chia sẻ: Trong những dịp trọng đại của họ, các con cháu ở khắp nơi như: Phía nam, phía bắc, Hà Nội... đều về tụ họp. Tôi nhận thấy các con cháu vẫn thường túm tụm tụ tập ngồi ở các góc nhà đọc sách-báo rồi trao đổi qua lại với nhau, từ đó, dần dần trong họ trở thành phong trào, thói quen hễ cứ mỗi người từ nơi xa về ngoài quà đều mang kèm theo sách, truyện tặng cho các cháu trẻ con. Hiện nay, số lượng sách-báo của dòng họ dần được gia tăng với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, không ít bà con làng xóm mỗi lần sang chơi, cũng hỏi mượn sách - báo để đọc. Tuy rằng mô hình tủ sách dòng họ vẫn còn là khái niệm mới mẻ, song dường như nó đang dần được hình thành và có xu hướng phát triển. Cùng với việc làm này một số dòng họ vẫn duy trì nền nếp văn hóa của dòng họ, luôn luôn nhắc nhở con cháu sống, làm việc có ích, chia sẻ, giúp đỡ những người yếu thế hơn mình, các gia đình khó khăn, nghèo đói... để vươn lên trong cuộc sống.

Một dòng họ có văn hóa là một dòng họ được xây dựng dựa trên những hành vi văn hóa mang tính kế thừa và chọn lọc thông qua các giá trị truyền thống lâu đời, đồng thời quy nạp và du nhập các giá trị văn hóa mới đậm đà tính nhân văn, tiến bộ để dần nâng cao giá trị và nhân cách của con người trong thời đại mới. Cũng vì lẽ đó mà văn hóa dòng họ đã và đang trở thành một phương thức giáo dục truyền thống cần sự quan tâm và hưởng ứng của toàn xã hội.

Lưu Bảo Châu


Lưu Bảo Châu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]