(Baothanhhoa.vn) - ... Những năm qua, hưởng ứng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” do Hội Nông dân Việt Nam phát động, đã làm dấy lên tinh thần tự lực, tự cường và khí thế hăng say lao động sản xuất trong hội viên nông dân chúng tôi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tự lực, tự cường để vượt qua mọi khó khăn, làm giàu chính đáng

Tự lực, tự cường để vượt qua mọi khó khăn, làm giàu chính đáng

Trang trại tổng hợp của gia đình chị Nguyễn Thị Dung (thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành) đã mang lại nguồn thu lớn, ổn định cho gia đình. Ảnh: P.N

... Những năm qua, hưởng ứng phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” do Hội Nông dân Việt Nam phát động, đã làm dấy lên tinh thần tự lực, tự cường và khí thế hăng say lao động sản xuất trong hội viên nông dân chúng tôi.

Năm 1992, sau khi có chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, gia đình tôi đã mạnh dạn nhận khoán đất rừng sản xuất trên tổng diện tích 30 ha, trong đó có 9 ha núi đá rừng suy thoái, 21 ha đất trống chủ yếu là thực bì, dây leo, bụi rậm, lau lách... Với quyết tâm xây dựng mô hình trang trại tổng hợp, gia đình tôi đã nỗ lực lao động ngày đêm không biết mệt mỏi. “Ai lội qua sông mới biết sông sâu cạn”, chuỗi ngày lao động đó của gia đình tôi vô cùng vất vả, cho đến bây giờ tôi vẫn không thể hình dung nổi khi ấy sức lao động của gia đình là kiên cường đến nhường nào. Đất đồi cằn cỗi chỉ có thực bì và cây dại lâu ngày hoang hóa nên chai lỳ, khô cứng. Mùa nắng thì thiếu nước, mùa mưa thì ngập lụt, cứ mưa xuống là cỏ mọc lút đầu người. Không nản chí, gia đình tôi quy hoạch rõ ràng, cụ thể cho từng khu, từng khoảnh đất để cải tạo đến đâu trồng cây đến đó, lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày, vừa tích lũy nguồn vốn vừa để ngăn cỏ dại. Với ý chí, quyết tâm vượt lên, đất cằn, cỏ dại đã bị gia đình tôi khuất phục. Bù lại cho những vất vả ấy, cây cối được chăm sóc, phát triển tốt, cho thu nhập ổn định và đủ để gia đình tôi tái đầu tư mở rộng vườn cây. Trang trại dần được hình thành với quy hoạch rõ ràng, gồm: 10 ha trồng cây mắc ca đã cho thu hoạch, sản lượng bảo đảm, giá cả ổn định; 7 ha trồng các loại cây ăn quả như cam, chanh, bưởi, mít và 2 ha thanh long ruột đỏ. Kết hợp trồng dứa xen canh vào diện tích cây chưa khép tán và nuôi ong lấy mật. Doanh thu hằng năm ổn định trên dưới 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận trên dưới 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, trang trại đã tạo công ăn, việc làm cho 15 lao động thường xuyên với mức thu nhập từ 55 – 65 triệu đồng/người/năm, khoảng 40 - 45 lao động thời vụ với mức tiền công từ 170.000 - 300.000 đồng/người/ngày. Gia đình tôi còn giúp vốn, kỹ thuật, giống cây trồng cho 5 gia đình hội viên nông dân thoát nghèo bền vững...

Từ mô hình của gia đình tôi cho thấy với hướng đi đúng, hiệu quả, việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại không chỉ tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa chủng loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn giúp thay đổi tư duy sản xuất, tập quán lạc hậu của người dân, chuyển đổi từ chăn nuôi, trồng trọt nhỏ lẻ sang hướng quy mô trang trại. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 2019 tôi đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh “Nông dân Việt Nam tiêu biểu xuất sắc.

Nguyễn Thị Dung

Hội viên nông dân thị trấn Vân Du (Thạch Thành)


Nguyễn Thị Dung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]