(Baothanhhoa.vn) - Như kỳ trước tôi có hầu bạn đọc câu chuyện về một đồng nghiệp nói với tôi khi đón chuyến bay khai trương từ TP Hồ Chí Minh về Thọ Xuân. Ý của câu chuyện nói “lái”, chưa bay được mặt đỏ như vang, bay được rồi mặt vàng như nghệ, là lo cho từ sau chuyến bay khai trương thì hoạt động của Cảng hàng không như thế nào? Có khách đi máy bay không? Có hãng nào mở đường bay ngoài Vietnam Airlins? Và được bao nhiêu lần hạ cất cánh (HCC) trong ngày…

Tin liên quan

Đọc nhiều

Từ huyền thoại 101 đến Cảng hàng không Thọ Xuân: Kỳ cuối - Tôn vinh quá khứ, hướng tới tương lai!

Như kỳ trước tôi có hầu bạn đọc câu chuyện về một đồng nghiệp nói với tôi khi đón chuyến bay khai trương từ TP Hồ Chí Minh về Thọ Xuân. Ý của câu chuyện nói “lái”, chưa bay được mặt đỏ như vang, bay được rồi mặt vàng như nghệ, là lo cho từ sau chuyến bay khai trương thì hoạt động của Cảng hàng không như thế nào? Có khách đi máy bay không? Có hãng nào mở đường bay ngoài Vietnam Airlins? Và được bao nhiêu lần hạ cất cánh (HCC) trong ngày…

Cảng hàng không Thọ Xuân.

>>>Từ huyền thoại 101 đến Cảng hàng không Thọ Xuân: Kỳ 1 - Quyết định từ trong lòng đất!

>>>Từ huyền thoại 101 đến Cảng hàng không Thọ Xuân: Kỳ 2 - Đại công trường của tuổi trẻ

>>>Từ huyền thoại 101 đến Cảng hàng không Thọ Xuân: Kỳ 3 - Từ đây tung cánh!

Thực ra câu chuyện nói trên không phải không có lý, vì trước khi xin khai thác một phần Sân bay Thọ Xuân nhiều người tỏ vẻ hồ nghi về hiệu quả khi hoạt động thương mại của Cảng hàng không Thọ Xuân, câu chuyện “hội chứng sân bay” được nhắc đi nhắc lại. Thậm chí có đại biểu quốc hội còn nói: Tình trạng lạm phát sân bay. Có những sân bay cách nhau 100 km như Sân bay Nội Bài- Cát Bi- Thanh Hóa, đề nghị Chính phủ cần có sự điều chỉnh lại qui hoạch ngành hàng không. Có lẽ, những băn khoăn trăn trở của nhiều người và thấy được những khó khăn trong hoạt động của ngành hàng không, nhất là những cảng hàng không mới ra đời mà Bộ GT-VT giao kế hoạch con số khiêm tốn cho Cảng hàng không Thọ Xuân đến năm 2020: đón 330.000 hành khách.

Trong chiến tranh 10.000 TNXP làm nên huyền thoại “khai sơn phá thạch” xây dựng Sân bay Sao Vàng. Khi Cảng hàng không Thọ Xuân chính thức đi vào hoạt động từ ngày 5-2-1013 đến nay, trên vùng đất Lam Sơn lịch sử, lãnh đạo, công nhân viên Cảng hàng không Thọ Xuân đã lập nên kỳ tích mà bất cứ một cảng hàng không nội địa nào mới ra đời không thể làm được. Xin dẫn đôi chút: kế hoạch giao đến năm 2020 đón 330.000 hành khách, thì đến ngày 6-8-2015 hành khách thứ 330.000 đã qua cảng trên chuyến bay VJ 360 chặng bay từ TP Hồ Chí Minh đi Thanh Hóa, về trước kế hoạch trên giao 5 năm. Liên tục từ đó cho đến nay, năm nào Cảng hàng không Thọ Xuân cũng tăng trưởng cao, có năm tăng gần 300 %, được đánh giá là cảng hàng không nội địa tăng trưởng ấn tượng nhất. Năm 2013 có 90.929 hành khách qua cảng, 608 lượt HCC; năm 2014 có 163.270 hành khách, HCC 1.062 lượt; năm 2015 có 570.713 hành khách, HCC 3.590 lượt; năm 2016 có 828.930 hành khách, HCC 5.378 lượt…Chỉ tính riêng hành khách qua lại Cảng hàng không Thọ Xuân từ ngày 1-1 đến ngày 15-11-2018 đã đạt 825.000 hành khách. Nên 1.000.000 hành khách qua cảng trên một năm nằm trong tầm tay. Chưa kể lượng hàng hóa, bưu kiện qua cảng hàng không Thọ Xuân năm sau luôn cao hơn năm trước.

Đón hành khách thứ 330.000, về trước kế hoạch 5 năm.

Ai đã từng bay từ Cảng hàng không Thọ Xuân ngày đầu hoạt động đến nay, thực sự ngỡ ngàng trước diện mạo mới của cảng này. Từ cơ sở vật chất còn “tuyềnh toàng” đến giờ đã có cơ ngơi khang trang được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khu hàng không dân dụng bao gồm nhà ga hành khách; nhà M&E cung cấp nguồn nước sạch; hạ tầng khu bay bao gồm 1 đường HCC, sân đỗ máy bay đủ cho 6 tàu bay loại A320 A321 và tương đương cùng đậu; khu khai thác phục vụ hàng hóa; trạm nguồn cung cấp điện dự phòng, điện lưới cho các hệ thống các khu bay; hệ thống quan trắc khí tượng tự động; hệ thống hạ cánh bằng thiết bị ILS/DME và hệ thống đèn tín hiệu, biển báo.

Đài kiểm soát không lưu cao 45m (trên 95 tỉ đồng) với diện tích cabin 65m2 (là cabin Đài kiểm soát không lưu địa phương lớn nhất hiện nay) đảm bảo năng lực điều hành bay đạt 12 lần chuyến trên một giờ, tương đương khoảng 105.000 lần chuyến trên một năm. Đài kiểm soát không lưu này đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu điều hành bay an toàn - điều hòa - hiệu quả, đồng thời đảm bảo cung cấp các dịch vụ điều hành bay 24/24 bao gồm kiểm soát tại sân, kiểm soát mặt đất, kiểm soát hoạt động bay quân sự, cho tất cả các hoạt động bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân và khu vực Thanh Hóa. Dự báo trong năm tới, Cảng hàng không Thọ Xuân sẽ lọt vào tốp 10 cảng hàng không có mật độ bay cao nhất trên toàn quốc.

Đài kiểm soát không lưu Thọ Xuân với cabin 65m2, là cabin Đài kiểm soát không lưu địa phương lớn nhất hiện nay.

Chính sự phát triển quá ấn tượng của Cảng hàng không Thọ Xuân mà mới đây Bộ GT-VT đã chính thức đồng ý nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế. Và, niềm vui nối tiếp niềm vui, ngày 8-11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Bamboo Airways, sau đó vào ngày 14-11, tỉnh Thanh Hóa đã trao giấy chứng nhận thành lập Chi nhánh Công ty TNHH Hàng không Tre Việt – đơn vị sở hữu Hãng hàng không Bamboo Airways tại Thanh Hóa. Đồng thời lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cùng với Công ty CP Tập đoàn FLC tiến hành nghiên cứu khảo sát , đầu tư dự án Khu liên hợp hàng không tại huyện Thọ Xuân…

Những ngày “lặn lội” tìm tư liệu và đi thực địa tại khu vực Sao Vàng, Thọ Xuân để thực hiện loạt bài này, tôi gặp và trò chuyện với ông Trần Sỹ Hiến, Giám đốc Cảng hàng không Thọ Xuân. Vốn quen biết ông Hiến và ông Lê Trần Hùng (nguyên giám đốc cảng) 2 người đầu tiên từ Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chân ướt chân ráo đến Thọ Xuân. Nghe tôi kể câu chuyện xây dựng Sân bay Sao Vàng cách đây gần 54 năm về trước. Ông Trần Sỹ Hiến tâm sự: khi 10.000 TNXP Thanh Hóa đi xây dựng Sân bay Sao Vàng, ông chưa ra đời (ông Hiến sinh năm 1966) lại quê Nam Định, lớn lên học tập và ra công tác ở nơi khác. Về Sao Vàng đến nay hơn 5 năm được làm việc ngay tại mảnh đất mà các thế hệ cha anh đi trước, đã đổ xương máu xây dựng Sân bay Sao Vàng, để đến hôm nay hiện diện sân bay quân sự cấp 1 và Cảng hàng không Thọ Xuân, ông vô cùng xúc động và tự hào. Ông Hiến tâm sự với người viết mà như nhắn nhủ 150 cán bộ, CNV của ông: chúng tôi nguyện sẽ đoàn kết bên nhau, ngày đêm làm việc, vượt qua gian khổ, khó khăn phấn đấu xây dựng Cảng hàng không Thọ Xuân ngày càng phát triển để tri ân những người đã ngã xuống trên mảnh đất này, những người đã đi xa cũng những đội viên TNXP xây dựng Sân bay Sao Vàng năm xưa, hiện đang sinh sống trên mọi miền của tổ quốc…

Còn tôi, tác giả của loạt bài này cũng muốn giải bày một chút tâm sự và nguyện vọng của mình âu cũng là kỳ vọng của rất nhiều người về những đội viên TNXP làm nên “huyền thoại 101” “ Công trường thủy lợi Thanh Hóa”. Ngày nay, khi nhìn những phi đội SU30MK thường xuyên cất cánh tập luyện, canh giữ bầu trời, biển đảo của tổ quốc. Tận mắt thấy máy bay thương mại A320, A321, của Vietnam Airlins, Vietjet Air, Jesta Pacific đưa cả triệu lượt khách qua Cảng hàng không Thọ Xuân mỗi năm, ai cũng thấy bồi hồi xúc động xen lẫn niềm tự hào, nhất là những người con của xứ Thanh. Nhưng, trong tôi cũng thoáng những nỗi buồn và day dứt, liệu hàng triệu hành khách qua cảng hàng không Thọ Xuân mấy ai hiểu tường tận về quá khứ oai hùng, chiến công chói lọi, làm nên kỳ tích trở thành huyền thoại của những đội viên TNXP khi bắt tay xây dựng Sân bay Sao Vàng cách đây hơn nửa thế kỷ?!

Vì thế, tôi viết loạt bài này như là nén tâm hương kính viếng 57 liệt sĩ TNXP, ông Trần Dân, chỉ huy trưởng công trường, ông Tôn Viết Nghiệm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, chỉ huy phó kiêm Bí thư Đảng ủy công trường, những đội viên TNXP đã khuất. Đồng thời tri ân những đội viên TNXP thuở ấy giờ đang sinh sống ở mọi miền đất nước.

Vì là nhiệm vụ bí mật, các phương tiện thông tin đại chúng hầu như không đưa tin, bài phản ánh khí thế xây dựng sân bay, nên đại công trường xây dựng Sân bay Sao Vàng nhiều người và các thế hệ nối tiếp chưa được biết. Vì thế, tỉnh Thanh Hóa nên dành một chút diện tích đất cạnh Cảng hàng không Thọ Xuân, xây dựng khu hoặc đài tưởng niệm ghi công 10.000 TNXP, để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, giới thiệu với khách khi qua cảng về một thời kỳ không thể nào quên trong công cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước. Đây sẽ là địa chỉ đỏ kết nối với Khu di tích đặc biệt Lam Kinh, và các địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh khác, tạo thành tour, tuyến hấp dẫn với khách du lịch thập phương.

Làm được như vậy cũng là nghĩa cử cao đẹp “uống nước nhớ nguồn” làm ấm lòng những người đã hy sinh xương máu, công sức đặt nền móng cho căn cứ không quân chiến lược Sao Vàng và Cảng hàng không quốc tế Thọ Xuân ngày nay!


Cao Ngọ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]