(Baothanhhoa.vn) - Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng lâm nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, chị Lữ Thị Bảy (dân tộc Thái) bản Sầy, xã Trung Hạ (Quan Sơn) làm dâu xã Yên Khương (Lang Chánh) và làm công tác khuyến nông của xã.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trăn trở, giúp dân bản làm kinh tế

Trăn trở, giúp dân bản làm kinh tế

Cửa hàng của gia đình chị Lữ Thị Bảy, xã Yên Khương (Lang Chánh) đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân.

Sau khi tốt nghiệp hệ cao đẳng lâm nghiệp Trường Đại học Hồng Đức, chị Lữ Thị Bảy (dân tộc Thái) bản Sầy, xã Trung Hạ (Quan Sơn) làm dâu xã Yên Khương (Lang Chánh) và làm công tác khuyến nông của xã.

Công việc của khuyến nông viên vất vả, nhưng đúng chuyên ngành được học nên những khó khăn ấy chị không nề hà mà càng say mê hơn với công việc. Khi tìm hiểu về cây trồng của nhân dân trong bản, chị Bảy nhận thấy, bà con nơi đây bao đời nay vẫn trồng giống lúa cũ, cho năng suất thấp nên cuộc sống vô cùng khó khăn, cả ngày trên nương, trên rẫy mà vẫn không đủ ăn. Từ thực tế đó, chị quyết tâm giúp bà con thay đổi giống cây trồng, trước hết là trồng lúa. Được gia đình nhà chồng cho 2 sào ruộng, chị trồng giống lúa lai PHP71 và giống PTE1, ngay vụ thu hoạch đầu tiên đã cho năng suất cao 3,5 tạ/sào. Từ kết quả trên chính mảnh ruộng của gia đình, chị Bảy đã vận động bà con trong bản cùng trồng giống lúa mới. Ban đầu, có nhiều hộ không tin và còn e ngại, chị Bảy đã xuống ruộng, ngâm ủ mạ rồi vận động một số hộ trồng theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Bên cạnh đó, chị còn hướng dẫn bà con cách chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón... để cho năng suất cao. Với sự nhiệt tình, trách nhiệm của cô khuyến nông viên, giống lúa mới PHP71 và giống PTE1 mà chị hướng dẫn đạt năng suất cao, bà con rất phấn khởi. Chị Bảy đã tham mưu cho xã đưa giống lúa mới vào trồng với diện tích mở rộng qua mỗi vụ. Từ chỗ thiếu lương thực, bà con đã đủ ăn rồi còn có phần tích lũy.

Không dừng lại ở đó, chị Bảy đã cùng chồng bàn bạc nhận đất rừng để trồng luồng, keo. Bản thân chị tự ươm giống, làm đất... từ 7 ha đất ban đầu, nay vợ chồng chị đã thuê và mở rộng lên 20 ha đất trồng keo, luồng và chăn nuôi thêm lợn, một năm xuất chuồng từ 1 - 1,3 tấn thịt, cho thu nhập 120 triệu đồng/năm. Để phục vụ nhu cầu của người dân, chị Bảy mở cửa hàng tạp hóa, cung cấp giống, phân bón cho bà con trong bản, trừ chi phí cho lợi nhuận 100 - 115 triệu đồng/năm.

Với vai trò là Ủy viên Ban Thường vụ Hội LHPN xã Yên Khương, phụ trách công tác dân số, chị Bảy đang cùng Hội LHPN xã tuyên truyền, vận động phụ nữ dân tộc sinh con đúng chính sách dân số và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, phụ nữ rèn luyện phẩm chất “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Dù làm việc gì, chị Bảy cũng trăn trở để mong cuộc sống của bà con dân tộc nơi vùng cao này ngày một khởi sắc, có lẽ vì vậy mà chị luôn được mọi người tin yêu và là tấm gương cho chị em học tập, noi theo.

Minh Yên (Hội LHPN tỉnh)


Minh Yên (Hội LHPN Tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]