(Baothanhhoa.vn) - Thành phố Sầm Sơn hiện có hơn 1.600 phương tiện tàu thuyền với hơn 6.000 lao động chuyên khai thác, thu mua hải sản trên biển. Trong số đó có hơn 230 phương tiện công suất trên 90 CV, tập trung ở các phường Quảng Tiến và Quảng Cư, thường xuyên khai thác và hoạt động tại các ngư trường xa trên Vịnh Bắc bộ, vùng biển các tỉnh miền Trung. Nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về người và phương tiện tham gia khai thác hải sản trên biển mùa mưa bão 2018, từ các tháng đầu năm, TP Sầm ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

TP Sầm Sơn triển khai phương án tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong mùa mưa bão

Thành phố Sầm Sơn hiện có hơn 1.600 phương tiện tàu thuyền với hơn 6.000 lao động chuyên khai thác, thu mua hải sản trên biển. Trong số đó có hơn 230 phương tiện công suất trên 90 CV, tập trung ở các phường Quảng Tiến và Quảng Cư, thường xuyên khai thác và hoạt động tại các ngư trường xa trên Vịnh Bắc bộ, vùng biển các tỉnh miền Trung. Nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất về người và phương tiện tham gia khai thác hải sản trên biển mùa mưa bão 2018, từ các tháng đầu năm, TP Sầm Sơn đã triển khai nhiều giải pháp bảo đảm an toàn.

Thuyền của ngư dân Sầm Sơn neo đậu tại bến.

Từ ngày 28-3-2018, UBND TP Sầm Sơn đã có Công văn số 876/UBND-KT để xây dựng phương án triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) cho mùa mưa bão năm 2018, trong đó chú trọng phương án tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Chỉ sau đó 3 ngày, tức ngày 30-3, Chủ tịch UBND thành phố đã phê chuẩn “Phương án TKCN trên biển năm 2018” do Đồn Biên phòng Sầm Sơn xây dựng. 7 cán bộ, chiến sĩ tại Trạm Kiểm soát biên phòng Quảng Cư (đóng tại khu vực cửa biển Lạch Hới, thuộc thôn Thành Thắng, phường Quảng Cư) có nhiệm vụ trực 24/24 giờ cùng với 1 tổ tàu thuyền thường trực tại cảng Lạch Hới. 8 cán bộ, chiến sĩ khác thuộc lực lượng của bộ đội biên phòng Sầm Sơn cũng được giao phụ trách địa bàn, trực tiếp tham mưu và tham gia công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn của các xã, phường trên địa bàn khi có tình huống xảy ra. Một đội kiêm nhiệm làm công tác TKCN đã được thành lập với sự tham gia của 12 người khỏe mạnh, biết bơi, sử dụng thành thạo các dụng cụ, trang thiết bị về TKCN và có những kiến thức cơ bản về các vấn đề liên quan.

Bên cạnh đó, Đài trực canh báo bão đặt trên núi Trường Lệ theo tần số 9339 Khz luôn có 3 người trực để ngư dân có thể liên hệ và phát tín hiệu cấp cứu kịp thời khi có sự cố trên biển. Phương án xử lý các tình huống đã được xây dựng cụ thể. Theo đó, khi có thông tin phương tiện gặp nạn, Đài trực canh núi Trường Lệ giữ liên lạc với tàu bị nạn, đánh dấu vị trí trên hải đồ; đồng thời, thông qua đài trực canh để phát thông báo về vụ tai nạn, đề nghị các tàu thuyền gần khu vực đến tìm kiếm cứu hộ. Mặt khác, đội kiêm nhiệm TKCN của thành phố sẵn sàng tham gia tìm kiếm và báo cáo tình hình lên Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để đề nghị lực lượng hải quân vùng I, Trung tâm TKCN Hàng hải khu vực I và Hải đội 2 Biên phòng... hỗ trợ công tác TKCN người và phương tiện đang bị nạn trên biển. Cùng với đó, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương cũng được yêu cầu chủ động huy động lực lượng, các phương tiện của ngư dân địa phương, tổ chức tìm kiếm, cứu hộ nếu trong khả năng.

Về phương tiện tham gia tìm kiếm, ngoài các phương tiện của lực lượng hải quân, bộ đội biên phòng, thành phố đã thành lập một đội tàu tham gia tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển trong mùa mưa bão năm nay. Theo đó, 10 phương tiện công suất từ 110 đến gần 1.000 CV của các phường Quảng Cư và Quảng Tiến đã đồng ý tham gia đội cứu hộ này. Các chủ phương tiện này đã ký cam kết chịu sự điều động, điều hành về nghiệp vụ, chuyên môn của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP Sầm Sơn. Khi không có sự cố, các phương tiện vẫn tham gia khai thác, thu mua trên biển bình thường. Nhưng khi có bão gió hoặc có tàu thuyền gặp nạn, các tàu sẵn sàng tham gia cứu hộ trong điều kiện có thể. Ngoài 10 phương tiện của ngư dân nói trên, hiện 1 tàu gỗ, 2 ca nô của bộ đội biên phòng Sầm Sơn luôn thường trực tại khu vực cảng Lạch Hới, sẵn sàng điều động. Cùng với đó, 4 tàu công suất lớn từ 1.000 CV đến 3.000 CV của Hải đội 2 Biên phòng đậu đỗ tại đây cũng sẵn sàng hỗ trợ thành phố tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.

Phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó phòng là chính” của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP Sầm Sơn đang trở thành điểm tựa tinh thần cho ngư dân thành phố vững tâm sản xuất trên biển.


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]