(Baothanhhoa.vn) - Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, 9 tháng năm 2018, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận 336 ca mắc tay chân miệng (chủ yếu trẻ từ 2 đến 4 tuổi), so với cùng kỳ năm 2017 giảm 0,35 lần.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Toàn tỉnh ghi nhận 336 ca mắc tay chân miệng

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, 9 tháng năm 2018, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận 336 ca mắc tay chân miệng (chủ yếu trẻ từ 2 đến 4 tuổi), so với cùng kỳ năm 2017 giảm 0,35 lần.

Tuy nhiên trong tháng 9-2018 đã ghi nhận 169 ca tại 20 huyện, thị xã, thành phố (nhiều nhất là TP Thanh Hóa 37 ca, Quảng Xương 24 ca, Hoằng Hóa 18 ca...), tăng gần gấp đôi so với 8 tháng năm 2018. Còn trong những ngày đầu tháng 10, số ca mắc mới giảm.

Trước thực trạng đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chủ động điều tra, giám sát dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa; thực hiện lấy mẫu xét nghiệm đối với những trường hợp bệnh có độ lâm sàng từ 2b trở lên hoặc theo chỉ định của Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương; phân công cán bộ trực theo dõi tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh tay chân miệng, đồng thời phản hồi cho tuyến huyện về các trường hợp mắc để phối hợp giám sát tại cộng đồng; chủ động cấp cloramimB cho trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố để bảo đảm hóa chất khử khuẩn phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường.

Tiến sĩ, bác sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh khuyến cáo: Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây theo đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh gây ra do các vi rút thuộc nhóm vi rút đường ruột, trong đó hay gặp nhất là tuýp EV71, có thể gây các biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất là thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, thường xuyên cho trẻ rửa tay với xà phòng, quan tâm chế độ dinh dưỡng. Nếu có các dấu hiệu đặc trưng của bệnh: Sốt, đau họng, loét miệng, lợi, lưỡi, phỏng nước ở bàn tay, bàn chân, gối, mông... thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được điều trị đúng phác đồ, kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]