(Baothanhhoa.vn) - Dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho các địa phương dọc khu vực tuyến kênh đi qua. Tuy nhiên, do không có hàng rào chắn bảo vệ hành lang hai bên bờ kênh nên đã xảy ra nhiều hệ lụy cần sớm khắc phục.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiềm ẩn mất an toàn ven kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã

Dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần cung cấp nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho các địa phương dọc khu vực tuyến kênh đi qua. Tuy nhiên, do không có hàng rào chắn bảo vệ hành lang hai bên bờ kênh nên đã xảy ra nhiều hệ lụy cần sớm khắc phục.

Tiềm ẩn mất an toàn ven kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã

Hệ thống kênh Chính Bắc qua xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) không có hệ thống rào chắn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Phần kênh Chính (thuộc Dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã), chiều dài 16,276 km có nhiệm vụ cấp nước cho kênh Chính Bắc, kênh Chính Nam và tưới trực tiếp cho 2.488 ha đất canh tác của các huyện Thường Xuân và Ngọc Lặc, với lưu lượng đầu kênh là 36,4 m3/s. Hệ thống kênh chính được xây dựng và bàn giao, đưa vào sử dụng, đã góp phần vào phát triển kinh tế cho 2 huyện Thường Xuân và Ngọc Lặc, hiện đang cấp nước tưới trực tiếp cho khoảng 1.500 ha đất sản xuất nông nghiệp (Thường Xuân 500 ha, Ngọc Lặc 1.000 ha) và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho các xã tuyến kênh đi qua. Hệ thống bờ kênh kết hợp đường giao thông, quản lý vận hành kênh giúp cho việc đi lại thuận tiện, giao thương hàng hóa, ổn định đời sống của người dân. Tuy nhiên, do tuyến kênh đi qua địa bàn khu dân cư các huyện Thường Xuân và Ngọc Lặc đa phần là kênh hở, lưu tốc dòng chảy lớn, kênh đã kiên cố bằng bê tông, mái kênh dốc, độ sâu cột nước trong kênh bình quân khoảng 3m nhưng không có lan can, hàng rào bảo vệ nên hàng năm xảy ra tình trạng người dân và gia súc, gia cầm đi lại trên bờ kênh bị tai nạn rơi xuống kênh. Tính đến nay, theo báo cáo của các huyện đã có 13 người bị chết đuối (bao gồm người già và trẻ em); trong đó, huyện Thường Xuân 4 người, huyện Ngọc Lặc 9 người. Đã hơn 1 năm trôi qua, em Nguyễn Thị Hà Thanh, học sinh lớp 7A4 Trường THCS Kiên Thọ (Ngọc Lặc) vẫn không quên được sự việc diễn ra vào trưa ngày 17-1-2019, khi đang trên đường đi học về thì em không may lao cả người và xe đạp xuống dòng kênh. Do kênh đang xả nước cho vùng hạ du nên nước sâu và chảy xiết, đã cuốn trôi em ra giữa dòng. Rất may em được bạn Nguyễn Văn Hoan học cùng trường đã dũng cảm lao mình xuống dòng nước chảy xiết để cứu em vào bờ. Theo người dân, kênh Chính Nam – Bắc sông Chu, được hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, liên tục xảy ra các vụ đuối nước. Con kênh này được coi là “kênh tử thần”, vì kênh được thiết kế cao vát hình phễu, 2 bờ kênh trơn trượt, các bậc lên xuống rất ít và được làm cách xa nhau, dòng nước trong kênh liên tục chảy xiết. Ngoài nguy hiểm dưới dòng kênh, hai bên bờ kênh không có rào chắn bảo vệ, chủ yếu được lắp cọc tiêu cảnh báo. Ông Quách Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc), cho biết: Tuyến kênh Chính Bắc, kênh Chính Nam của Dự án Phát triển hệ thống tưới Bắc sông Chu - Nam sông Mã đi qua địa bàn xã dài 8km. Từ khi hoàn thành, đưa vào sử dụng đến nay, trên địa bàn xã đã xảy ra hai vụ đuối nước thương tâm do người dân xuống kênh tắm. Trước thực trạng trên, địa phương đã có khuyến cáo đến người dân cần cẩn thận khi ra khu vực kênh. Tổ chức lắp các biển cảnh báo hai bên bờ kênh để người dân biết; những ngày mưa lũ cử lực lượng công an, dân quân tự vệ canh gác và nhắc nhở người dân không xuống kênh tắm giặt. Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, Nhân dân trong xã mong muốn Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống rào chắn hai bên bờ kênh bảo vệ người dân và gia súc.

Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân sinh sống quanh khu vực hệ thống kênh chính trên địa bàn 2 huyện Thường Xuân, Ngọc Lặc nói riêng và người dân qua lại trên toàn tuyến kênh nói chung, việc xây dựng hệ thống lan can, rào chắn bảo vệ, bổ sung bến rửa tại những vị trí nhiều người qua lại trên kênh chính thuộc Hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu - Nam sông Mã, nằm trên địa bàn các huyện Thường Xuân và Ngọc Lặc là rất cần thiết.

Bài và ảnh: Hải Đăng


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]