Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Thanh Hóa có tới 24 dòng sông lớn nhỏ với tổng chiều dài các tuyến đê 1.008 km. Nếu phân cấp, đê từ cấp III đến cấp I chiếm 315 km, các tuyến đê dưới cấp III dài 693 km. Trên hầu khắp các tuyến đê đều có những điểm xung yếu do đê hư hỏng, thẩm lậu hay quá thấp so với yêu cầu. Chính vì vậy, trong mùa mưa lũ năm 2019 này, các địa phương và ngành, đơn vị liên quan đã phải xây dựng 32 phương án bảo vệ trọng điểm cho các vị trí xung yếu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực trạng nhiều tuyến đê không bảo đảm an toàn

Thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Thanh Hóa có tới 24 dòng sông lớn nhỏ với tổng chiều dài các tuyến đê 1.008 km. Nếu phân cấp, đê từ cấp III đến cấp I chiếm 315 km, các tuyến đê dưới cấp III dài 693 km. Trên hầu khắp các tuyến đê đều có những điểm xung yếu do đê hư hỏng, thẩm lậu hay quá thấp so với yêu cầu. Chính vì vậy, trong mùa mưa lũ năm 2019 này, các địa phương và ngành, đơn vị liên quan đã phải xây dựng 32 phương án bảo vệ trọng điểm cho các vị trí xung yếu.

Thực trạng nhiều tuyến đê không bảo đảm an toàn

Nhiều đoạn đê biển xã Hải Hà (Tĩnh Gia) bị sạt từ mùa mưa lũ trước, nay tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi có mưa bão lớn.

Đối với các tuyến đê từ cấp III đến cấp I, những năm gần đây đã được đầu tư tu bổ, nâng cấp, nhìn chung cao trình đỉnh đê mới đáp ứng được yêu cầu chống lũ so với những cơn lũ lịch sử đã từng xảy ra. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu thiết kế theo quy hoạch phòng chống lũ được duyệt, còn rất nhiều tuyến đê có cao trình đỉnh đê thấp (thậm chí tới 1,5 m theo yêu cầu), mặt cắt đê nhỏ dưới 6m, mái đê dốc. Nhiều tuyến, thân đê cao hơn 5m nhưng lại chưa có cơ đê. Nguy hiểm hơn, có nhiều vị trí đê thường xảy ra thẩm lậu, đùn sủi khi có lũ; mặt đê bị hư hỏng nhưng chưa được gia cố...

Với các tuyến đê dưới cấp III, mới có một số ít được tu bổ bảo đảm an toàn chống lũ, như đê sông Bưởi, đê tả sông Cầu Chày, đê tả sông Thị Long, đê hữu sông Yên, đê kênh Tam Điệp... Còn lại nhiều đoạn đê của các tuyến khác chưa đủ cao trình chống lũ, mặt đê nhỏ, mái đê dốc, nhiều đoạn đê sát sông nhưng chưa có kè bảo vệ. Trên các đê này, có nhiều cống đã xây dựng từ lâu, hiện đã xuống cấp nhưng chưa được tu sửa, làm mới. Xấu nhất là các tuyến đê sông Hoạt, sông Hoàng, sông Nhơm, sông Lạch Bạng, đê hữu sông Thị Long...

Riêng trên tuyến sông Chu - con sông lớn thứ 2 trên địa bàn tỉnh, qua kiểm tra, khảo sát mới nhất của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh, tuyến sông qua địa bàn tỉnh có tới 92 km đê; trong đó, đê tả 42 km, đê hữu dài 50 km. Tuy nhiên, các đoạn đê được đắp qua nhiều thời kỳ bằng các vật liệu không đồng chất, có nhiều ẩn họa trong thân đê. Mặt cắt ngang đê hiện nay vẫn còn nhiều đoạn nhỏ hơn 6m, không bảo đảm yêu cầu chống lũ, nhất là các đoạn bên phía bờ hữu, từ: K10,2 đến K15,3; K33 đến K36; K42,277 đến K44,703; K48,5 đến K50. Phía bờ tả dòng sông, đoạn từ K24,43 đến K24,6 hiện không bảo đảm an toàn nếu có mưa lũ; nhiều đoạn khác thân đê tuy cao hơn 5m nhưng chưa có cơ đê nên khi có mưa lũ lớn thường xảy ra sạt trượt, thẩm lậu, điển hình là các đoạn: K10,884 đến K10,9; K13,6 đến K14,6; K17 đến K 17,33... Đê bên hữu các đoạn K10,638 đến K10,7; K24,550 đến K25,3; K48,8 đến K48,87..., mặt đê hiện đã hư hỏng gây khó khăn cho giao thông đi lại và công tác hộ đê phòng chống lụt bão. Được biết, theo quy hoạch phòng chống lũ, đê sông Chu phải bảo đảm chống được lũ với tần suất P = 0,6%, chiều rộng mặt đê phải từ 6m trở lên.

Tuyến sông được coi là dài thứ 3 trên địa bàn tỉnh là Cầu Chày với tổng chiều dài đê tới 87,44 km, trong đó đê bên hữu chiếm 45,4 km, đê tả hơn 42 km. Hiện nay, đê bên tả đã được đầu tư tu bổ và nâng cấp bằng vốn ODA nên đã bảo đảm yêu cầu chống lũ, chiều rộng mặt đê đã đạt 6m. Riêng tuyến đê bên hữu, hiện mới có hơn 30 km đã và đang được đầu tư tu bổ, nâng cấp; các đoạn còn lại với tổng chiều dài 15,24 km còn nhỏ và yếu, chiều rộng mặt đê mới đạt từ 3,8 đến 4,5 m. Hiện nhiều đoạn xung yếu, không bảo đảm an toàn, như: K22,06 đến K22,287; K23,587 đến K25 và K31,8 đến K45,4. Theo quy hoạch, tuyến đê sông Cầu Chày phải bảo đảm chống lũ P = 5%, chiều rộng mặt đê phải rộng tối thiểu 6m.

Sông Mã - tuyến sông rộng và dài nhất tỉnh với tổng chiều dài đê hai bên bờ 127,5 km. Tuyến sông chạy qua nhiều khu dân cư với vùng hạ lưu rộng lớn nên việc bảo đảm an toàn chống lũ càng trở nên bức thiết. Tuy nhiên, tuyến đê sông quan trọng này hiện vẫn còn 18 đoạn với tổng chiều dài hơn 35 km chưa bảo đảm yêu cầu chống lũ. Nhiều đoạn, mặt đê nhỏ hơn 6m, cao trình còn thấp hơn 0,25 đến 1,5 m. Các tuyến đê sông Lèn, sông Hoạt, sông Cung... vẫn còn rất nhiều đoạn đê đất chưa được kè kiên cố, cao trình lại thấp hơn nhiều so với yêu cầu.

Dẫu biết rằng, việc nâng cấp, kè kiên cố các tuyến sông cần nguồn vốn lớn, song việc bảo đảm sự an toàn của người và tài sản các vùng ven sông là việc làm không thể không triển khai. Bởi vậy, rất cần ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền các cấp vào cuộc quyết liệt, có giải pháp cho cả trước mắt và lâu dài.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]