(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, để duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục, UBND TP Sầm Sơn đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện nhiều giải pháp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Thực hiện nhiều giải pháp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Một tiết học của cô và trò Trường THCS Quảng Cư.

Những năm gần đây, để duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục, UBND TP Sầm Sơn đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Do vậy, tỷ lệ học sinh (HS) được xét công nhận hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt 100%; xét tốt nghiệp THCS đạt 99% trở lên; tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT đạt trên 98%; tỷ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 60% (tăng gần 10% so với giai đoạn 2010-2015).

Bám sát sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT và UBND thành phố, Phòng GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch sắp xếp, điều chuyển cán bộ, giáo viên các bậc học phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện nghiêm túc, công khai, dân chủ việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục; đồng thời đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đến nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó mầm non đạt 89% trên chuẩn, tiểu học đạt 93% trên chuẩn, THCS đạt 85% trên chuẩn và THPT đạt 24% trên chuẩn. Bên cạnh đó, các nhà trường tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh công tác định hướng phân luồng, hướng nghiệp cho HS phổ thông, trong đó các nhà trường đã lồng ghép các chủ đề giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông và hoạt động tư vấn tuyển sinh, giúp các em lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với khả năng của mình. Đặc biệt, cơ sở vật chất các nhà trường ngày càng được quan tâm, đảm bảo cho phát triển sự nghiệp giáo dục. Từ năm 2015-2020 thành phố đã đầu tư gần 200 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các nhà trường... Trong đó, năm 2019, UBND thành phố đã phê duyệt chủ trương đầu tư 18 dự án xây dựng phòng học, nhà hiệu bộ cho các đơn vị trường học với tổng kinh phí gần 180 tỷ đồng. Đến nay, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 27/40 trường, đạt tỷ lệ 67,5%, dự kiến đến hết năm 2020 sẽ là 34/40 trường, đạt tỷ lệ 85%.

Nhìn chung, với việc triển khai và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chất lượng dạy và học tại các nhà trường tiếp tục được duy trì, có bước phát triển. Thầy giáo Lê Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Cư, cho biết: Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường thường xuyên phát động cán bộ, giáo viên hăng hái đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua do ngành GD&ĐT phát động; đồng thời tích cực nghiên cứu, có sáng kiến kinh nghiệm để áp dụng vào quá trình giảng dạy, do vậy, chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên. Kết thúc năm học 2019-2020, tỷ lệ HS có học lực khá, giỏi chiếm 48,42%, tăng so với năm học trước là 6,89%; kết quả thi vào lớp 10 THPT có trên 80% HS đậu vào các trường THPT, với điểm bình quân xếp vào tốp giữa trong các xã, phường trên địa bàn thành phố. Hay như tại Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ, những năm qua, tỷ lệ HS đậu vào lớp 10 THPT công lập đạt 100%, với điểm bình quân đạt trên dưới 8 điểm/môn; tỷ lệ HS đậu vào Trường THPT chuyên Lam Sơn và các trường chuyên khác ở Hà Nội đạt xấp xỉ 20% tổng số HS lớp 9. Trong đó, năm học 2019-2020 có 24 em đậu vào Trường THPT chuyên Lam Sơn (đứng thứ nhì toàn tỉnh, xếp sau Trường THCS Trần Mai Ninh, TP Thanh Hóa).

Theo ông Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND TP Sầm Sơn, để nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục, năm học 2020-2021 UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo Phòng GD&ĐT tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, HS nhằm nâng cao nhận thức và hành động thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ được giao; nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; tăng cường công tác kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác kiểm tra hoạt động giáo dục, nhất là công tác quản lý, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực giáo dục; tập trung giải quyết các hiện tượng tiêu cực, gây bức xúc trong xã hội, như dạy thêm, học thêm, lạm thu, chi sai nguyên tắc các nguồn thu ngoài ngân sách; thực hiện nghiêm túc công tác kiểm định chất lượng giáo dục gắn với việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

L.D.S


L.D.S

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]