(Baothanhhoa.vn) - Ngày 15-10-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH) của lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và được thay thế bằng Nghị định số 83/2017/NĐ-CP (từ ngày 4-10-2017 đến nay). Theo đó, lực lượng Cảnh sát PCCC chính thức được giao nhiệm vụ CNCH đối với các tình huống, sự cố diễn ra hàng ngày.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực hiện có hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới

Ngày 15-10-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 44/2012/QĐ-TTg quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH) của lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và được thay thế bằng Nghị định số 83/2017/NĐ-CP (từ ngày 4-10-2017 đến nay). Theo đó, lực lượng Cảnh sát PCCC chính thức được giao nhiệm vụ CNCH đối với các tình huống, sự cố diễn ra hàng ngày.

Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát PCCC tỉnh tham gia cứu nạn, cứu hộ nạn nhân bị đuối nước.

Ngay sau Quyết định 44 được ban hành, Cảnh sát PCCC tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ CNCH, trở thành đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin các sự cố, tai nạn, yêu cầu CNCH trên toàn tỉnh; tham mưu Bộ Công an, UBND tỉnh ban hành các văn bản, chỉ thị kế hoạch về công tác PCCC và CNCH; tổ chức các hội nghị triển khai thực hiện Quyết định số 44 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC, các văn bản hướng dẫn thi hành để triển khai đến thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, chủ tịch UBND cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện.

Đảng ủy, Ban Giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh chỉ đạo các Phòng Cảnh sát PCCC khu vực tham mưu, phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 44 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an triển khai nhiệm vụ CNCH của lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành. Tổ chức lớp tập huấn, huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ CNCH cho lực lượng PCCC tại chỗ. Công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng về công tác CNCH cho người dân, lực lượng PCCC tại chỗ dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng, tạo sự phối hợp tích cực với các lực lượng tham gia CNCH. Tổ chức thống kê, rà soát các phương tiện, thiết bị CNCH hiện có và các phương tiện, thiết bị của các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn, kịp thời huy động lực lượng, phương tiện khi xảy ra sự cố. Tổ chức thường trực 24/24h để tiếp nhận xử lý thông tin các sự cố và thực hiện nhiệm vụ CNCH hàng ngày.

Thực hiện Quyết định 44 và Nghị định số 83, công tác CNCH của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, được Bộ Công an, cấp ủy, chính quyền các cấp và quần chúng nhân dân ghi nhận và đánh giá cao, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về kiến thức pháp luật, kỹ năng cứu nạn từng bước được nâng lên. Công tác xây dựng lực lượng CNCH đã được quan tâm chỉ đạo, đôn đốc thực hiện, đạt được kết quả tích cực. Lực lượng Cảnh sát PCCC nhận được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan chức năng, sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng nhân dân... Điều đó khẳng định vai trò nòng cốt, hoạt động hiệu quả của lực lượng PCCC trong công tác này. Kết quả, từ năm 2012 đến nay, lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh đã trực tiếp tham gia thực hiện công tác CNCH 352 vụ (trong đó, có 256 vụ cứu nạn dưới nước; 39 vụ cứu nạn trong sự cố cháy, nổ; 8 vụ tai nạn giao thông; 18 vụ tai nạn khác), cứu được 766 người, hướng dẫn 547 người thoát khỏi đám cháy, tìm kiếm được 66 thi thể nạn nhân bàn giao cho lực lượng chức năng và gia đình. Đặc biệt, trong mùa mưa bão năm 2017, Cảnh sát PCCC tỉnh đã xuất 57 lượt phương tiện, 11 lượt ca nô, 27 lượt mô tô nước, huy động hơn 753 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu nạn, hộ đê tại 12 điểm xung yếu, đưa hơn 900 người dân vào vị trí an toàn; tổ chức tìm kiếm, cứu nạn 6 vụ mất tích, đuối nước, lũ cuốn trôi, tìm kiếm và vớt được 5 xác nạn nhân bàn giao cho cơ quan chức năng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện Quyết định số 44, Nghị định số 83 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thực hiện chưa tạo thành hệ thống gây khó khăn khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn; nguồn kinh phí cấp cho công tác CNCH chưa có, phương tiện CNCH còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chưa thực sự thường xuyên. Cán bộ, chiến sĩ làm công tác CNCH còn thiếu chưa được đào tạo bài bản chuyên sâu, điều kiện tiếp xúc thực tế không nhiều, phương tiện và mô hình phục vụ tập luyện chưa có. Công tác xây dựng, củng cố lực lượng PCCC tại chỗ một số nơi còn mang nặng tính hình thức...

Để thực hiện tốt công tác CNCH, trong thời gian tới, Cảnh sát PCCC tỉnh sẽ tập trung tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về PCCC, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 83, Thông tư số 08 và các văn bản, quy định của Nhà nước đối với công tác CNCH trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ CNCH cho lực lượng PCCC tại chỗ. Đề xuất chính quyền các cấp có kế hoạch phân bổ ngân sách cho hoạt động CNCH, từng bước đầu tư phương tiện, thiết bị CNCH cho lực lượng Cảnh sát PCCC, trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho cán bộ, chiến sĩ khi tham gia CNCH đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Xây dựng kế hoạch tổ chức học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ về công tác CNCH cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp và kiêm nhiệm làm công tác CNCH... quyết tâm xây dựng lực lượng PCCC và CNCH chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.


Bài và ảnh: Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]