(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động, nhất là khi các chương trình, chính sách ra đời nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, như: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; các đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp... Đặc biệt là từ khi Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Những năm gần đây, hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động, nhất là khi các chương trình, chính sách ra đời nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, như: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; các đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp... Đặc biệt là từ khi Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện.

Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phát triển doanh nghiệp KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST năm 2019.

Nhằm tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, cùng với những chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng, các hoạt động như, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của khởi nghiệp ĐMST, xây dựng doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN), đào tạo sinh viên khởi nghiệp... được ngành chức năng, các đơn vị, địa phương tích cực triển khai và đạt nhiều kết quả. Tại Trường Đại học Hồng Đức, bên cạnh việc thành lập và duy trì hoạt động của câu lạc bộ “Nhà doanh nghiệp tương lai”, các hoạt động như, tổ chức cuộc thi, hội thi ý tưởng sáng tạo, ý tưởng sáng tạo trong kinh doanh, Festival kinh tế, sinh viên khởi nghiệp... được tổ chức thường niên. Ngoài ra, nhà trường còn tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới khởi nghiệp về các lĩnh vực, như: Tư vấn gọi vốn, hỗ trợ xây dựng dự án vay vốn ngân hàng, xây dựng KPI đánh giá hiệu quả công việc; quản trị nhân sự công ty; marketing quảng cáo sản phẩm, xây dựng thương hiệu... Đặc biệt, trong đào tạo, nhà trường đã và đang thực hiện có hiệu quả các hoạt động tạo môi trường trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên, giúp sinh viên tích lũy kiến thức, kỹ năng về quản trị dự án khởi nghiệp. Trong 2 năm 2017 và 2018, nhà trường đã chủ trì triển khai đào tạo 2 khóa “Ươm mầm khởi nghiệp” cho 200 sinh viên. Năm 2018 và từ đầu năm 2019 đến nay, nhà trường cũng đã tổ chức 4 khóa học “Khởi nghiệp doanh nghiệp” cho 400 lượt sinh viên tham gia. Thông qua các lớp đào tạo đã góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, kích thích tư duy, sáng tạo, năng động và ươm mầm những ý tưởng khởi nghiệp dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, mô hình kinh doanh mới của các cá nhân.

Để thúc đẩy xây dựng thành công hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đã phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh và các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo tổ chức 2 lớp đào tạo “Khởi nghiệp ĐMST” cho 200 học viên là sinh viên năm cuối của các trường đại học, cao đẳng và lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp KH&CN trong toàn tỉnh. Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức được 15 lớp tập huấn khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp cho 750 hội viên hội phụ nữ trong tỉnh; hỗ trợ hơn 1.800 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; vận động tư vấn, hỗ trợ thành lập mới 376 doanh nghiệp nữ; tổ chức Ngày Phụ nữ sáng tạo – khởi nghiệp theo chủ đề từng năm với quy mô ngày càng lớn... Cùng với các đơn vị trên, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã thành lập trung tâm tư vấn và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với chức năng chính là tư vấn pháp lý, khởi nghiệp cho doanh nghiệp. Từ khi đi vào hoạt động đến nay, trung tâm đã tư vấn, hỗ trợ, làm thủ tục cấp giấy đăng ký chứng nhận kinh doanh cho gần 20 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, trung tâm thường xuyên tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục thuê mặt bằng, đầu tư, thuế, bảo hiểm xã hội, những vướng mắc về pháp lý trong sản xuất, kinh doanh và các giải pháp để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, đồng thời, tham gia góp ý cho các phương án kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

Có thể thấy, phong trào khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh đã và đang nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể, các nhà đầu tư, doanh nghiệp; tạo được sức hút với đông đảo học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên thông qua các chương trình đào tạo, các cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng, giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam... Đây sẽ là tiền đề quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh, mà trước mắt là thực hiện có hiệu quả “Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2017 - 2020” với mục tiêu, đến năm 2020 sẽ hỗ trợ hoàn thiện, làm chủ công nghệ để thành lập mới ít nhất 15 doanh nghiệp KH&CN và hoàn thiện công nghệ tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường cho 15 doanh nghiệp KH&CN đã được thành lập thông qua thực hiện các dự án KH&CN; hỗ trợ hình thành và phát triển 10 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST. Được biết, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh đã thành lập mới 8 doanh nghiệp KH&CN, trong đó có 3 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]