(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cho thấy chất lượng dân số vẫn chưa được kiểm soát đầy đủ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thống nhất nhận thức để thay đổi hành động

Sau gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cho thấy chất lượng dân số vẫn chưa được kiểm soát đầy đủ.

Thống nhất nhận thức để thay đổi hành động

Mức sinh chưa ổn định và còn chênh lệch giữa các vùng, miền; tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên chưa có xu hướng giảm, trong đó không ít cán bộ, đảng viên vi phạm; tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn ở mức cao (115 bé trai/100 bé gái), riêng tại Thanh Hóa tỷ lệ này là: 117,2/100 và là 1 trong 5 tỉnh có tỷ lệ cao nhất cả nước. Cùng với đó chất lượng dân số còn thấp, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em còn cao, người tàn tật, khuyết tật còn nhiều. Tình trạng nạo phá thai, có thai ở độ tuổi vị thành niên có chiều hướng gia tăng. Nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết thống vẫn diễn ra ở một số dân tộc ít người làm giảm chất lượng dân số trong tương lai.

Phát triển dân số thiếu kiểm soát được nhận diện là kẻ thù cho nhiều gia đình, địa phương. Trong những năm qua đã có khá nhiều bi kịch gia đình, dòng họ xảy ra, trong đó một phần không hề nhỏ bắt nguồn từ căn nguyên của việc phát triển dân số thiếu kiểm soát.

Để xảy ra tình trạng này có nguyên nhân từ việc một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ và sâu sắc về tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác DS-KHHGĐ. Cùng với đó công tác quản lý Nhà nước về DS-KHHGĐ vẫn còn thiếu quyết liệt, chưa có giải pháp tích cực và phù hợp đối với vùng cao, vùng ven biển, vùng công giáo...

Đáng nói, ở một số nơi còn tư tưởng chủ quan, thỏa mãn với thành tích giảm sinh đã đạt được. Thay vào đó là quá chú trọng phát triển kinh tế, đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao mức sống...

Yêu cầu đặt ra là phải thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ thực hiện KHHGĐ sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt về quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số.

Ngày 20-2-2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân số và phát triển trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. Theo đó, yêu cầu tập trung sâu vào việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền với công tác dân số và phát triển; đổi mới thông tin, tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về trách nhiệm, ý thức đối với công tác dân số và phát triển; nhất là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về chính sách dân số và phát triển...

Từ yêu cầu này đòi hỏi việc tổ chức thực hiện phải nghiêm túc, chú trọng đến hiệu quả, nhất là phải đặt công tác dân số trong mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển bền vững của kinh tế, ổn định về xã hội cũng như đảm bảo công tác quốc phòng - an ninh.

Tuệ Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]