(Baothanhhoa.vn) - Là người dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm (Bá Thước), từ nhỏ, chị Hà Thị Dung đã được mẹ dạy cho cách dệt các sản phẩm như vỏ chăn, vỏ gối từ thổ cẩm. Lớn hơn một chút, chị đã biết dệt những bộ trang phục cho mình. Nhận thấy giới trẻ không còn mặn mà với những bộ trang phục truyền thống, không thích học nghề dệt, sẵn niềm đam mê, tâm huyết và mong muốn phát triển nghề truyền thống của cha ông, tạo việc làm cho bà con, truyền nghề cho thế hệ trẻ, chị Dung đã tìm tòi, học hỏi những người có kinh nghiệm trong làng, các nghệ nhân và mạnh dạn đầu tư máy móc, cơ sở vật chất ban đầu để phát triển nghề dệt thổ cẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thoát nghèo nhờ thay đổi tư duy

Là người dân tộc Thái ở xã Lũng Niêm (Bá Thước), từ nhỏ, chị Hà Thị Dung đã được mẹ dạy cho cách dệt các sản phẩm như vỏ chăn, vỏ gối từ thổ cẩm. Lớn hơn một chút, chị đã biết dệt những bộ trang phục cho mình. Nhận thấy giới trẻ không còn mặn mà với những bộ trang phục truyền thống, không thích học nghề dệt, sẵn niềm đam mê, tâm huyết và mong muốn phát triển nghề truyền thống của cha ông, tạo việc làm cho bà con, truyền nghề cho thế hệ trẻ, chị Dung đã tìm tòi, học hỏi những người có kinh nghiệm trong làng, các nghệ nhân và mạnh dạn đầu tư máy móc, cơ sở vật chất ban đầu để phát triển nghề dệt thổ cẩm.

Thoát nghèo nhờ thay đổi tư duy

Mô hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng của gia đình bác Lục Văn Đạt ở thôn Khuyn, xã Cổ Lũng.

Đồng thời tìm kiếm thị trường trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm. Hiện gia đình chị Dung có một cửa hàng kinh doanh đồ dân tộc với các sản phẩm chủ yếu là váy, áo, chăn ga, gối đệm... tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Ngoài ra chị còn liên kết với hội viên phụ nữ ở các thôn tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm cho 150 hội viên, góp phần hiệu quả vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, gìn giữ, bảo lưu được giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chị Dung cho biết: Buổi đầu khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, tôi cùng chính quyền địa phương, hội liên hiệp phụ nữ xã tích cực tuyên truyền, vận động, trước tiên là anh em người nhà, sau là chị em trong thôn, xã để họ tham gia dệt thổ cẩm và các lớp đào tạo nghề dệt, nghề thêu ren miễn phí do các tổ chức mở tại địa phương. Sau khi được tuyên truyền, học nghề, nhiều chị em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo đã dần thay đổi cách nghĩ, cách làm, không còn tư tưởng làm ăn cầm chừng và không muốn thoát nghèo để nhận sự hỗ trợ của Nhà nước. Một trong những điển hình vươn lên thoát nghèo là chị Hà Thị Tuyến. Khi tham gia vào tổ liên kết sản xuất chị mới chỉ biết dệt, được đào tạo thêm nghề may, hiện chị đã là thợ chính với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng. “Nghề dệt may thổ cẩm giờ đã là nguồn thu nhập chính của gia đình chị Tuyến và nhiều gia đình chị em khác trong xã”, chị Dung cho biết thêm.

Là hộ cận nghèo, tháng 11-2017 gia đình bác Lê Đăng Luyến, ở thôn Quang Trung, xã Bình Lương (Như Xuân) được thụ hưởng dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo từ chăn nuôi bò cái sinh sản. Theo đó gia đình bác được hỗ trợ 9,6 triệu đồng, bác góp thêm 4 triệu đồng mua một con bò gần 3 năm tuổi. Ngoài được hỗ trợ tiền mua bò giống, bác còn được tập huấn khoa học – kỹ thuật về chăm sóc bò sinh sản, kỹ thuật trồng cỏ voi, chăm sóc khi bò ốm. Trong quá trình chăn nuôi, ban quản lý dự án xã, tổ giám sát thôn thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc chăm sóc bò. Và hơn hết là sự quyết tâm thoát cận nghèo của gia đình, cùng với chăm sóc tốt bò, gia đình tích cực trồng trọt, chăn nuôi thêm con lợn, con gà. Hiện bò đã sinh sản được 2 con, phát triển khỏe mạnh. Bác Luyến cho biết: Đàn bò chính là tài sản, nguồn sinh kế để gia đình tôi phát triển kinh tế và tự nguyện viết đơn xin rút khỏi hộ cận nghèo năm 2019.

Vào trung tuần tháng 4-2020, chúng tôi được “mục sở thị” mô hình chăn nuôi vịt Cổ Lũng của gia đình bác Lục Văn Đạt ở thôn Khuyn, xã Cổ Lũng (Bá Thước), với tổng đàn hiện có 740 con. Nhà bác chuyên cung cấp vịt thương phẩm cho các nhà hàng, khu du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Năm 2019, với thu nhập từ vịt được hơn 60 triệu đồng, không ai nghĩ rằng năm 2018 gia đình bác vẫn thuộc hộ nghèo. Bác Đạt chia sẻ: Năm 2018 gia đình được hỗ trợ 50 con vịt con từ Chương trình 135 để chăn nuôi. Xác định đây chính là động lực để vươn lên thoát nghèo, tôi đã thay đổi nhận thức, không thể mãi trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và đã tập trung chăm sóc đàn vịt theo đúng kỹ thuật hướng dẫn và từ học hỏi kinh nghiệm thực tế các mô hình chăn nuôi vịt trên địa bàn, qua các phương tiện truyền thông nên đàn vịt phát triển tốt, nhân đàn nhanh. Nhận thấy cuộc sống đã và đang dần được nâng lên, cuối năm 2019 gia đình tôi đã xin thoát nghèo.

Nói về việc thoát nghèo, có lẽ chưa bao giờ chúng ta được chứng kiến phong trào viết đơn xin thoát nghèo lan tỏa nhiều như năm 2019. Điển hình là cụ Đỗ Thị Mơ, 83 tuổi ở xã Lương Sơn (Thường Xuân) đã lặn lội đạp xe lên UBND xã xin thoát nghèo. Sau cụ Mơ, ở huyện Quan Sơn có hơn 120 lá đơn của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số xin thoát nghèo và có thể còn nhiều lá đơn xin thoát nghèo ở các huyện, thị xã trong tỉnh. Điều này chứng tỏ người dân đã sẵn sàng từ bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó là những chính sách hỗ trợ thiết thực của Nhà nước trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã làm thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, từ năm 2016 đến 2019 toàn tỉnh đã giảm được 96.663 hộ nghèo (từ 128.893 hộ xuống 32.230 hộ); tỷ lệ hộ nghèo giảm 10,24% (từ 13,51% xuống 3,27%). Trong đó, khu vực 11 huyện miền núi giảm 40.890 hộ (từ 57.684 hộ xuống còn 16.794); tỷ lệ hộ nghèo giảm 18,48% (từ 25,79% xuống 7,31%). Thu nhập bình quân năm 2019 của hộ nghèo đạt khoảng 1,487 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2,17 lần cuối năm 2015. Dự kiến đến cuối năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1,713 triệu đồng/tháng.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]