(Baothanhhoa.vn) - Nhiều người tiêu dùng khi được phỏng vấn đều có chung câu trả lời “khoái ăn gà mái đẻ vì thịt dai, giá thành rẻ”. Tuy nhiên, chất lượng thịt của loại gà này liệu có đảm bảo chất dinh dưỡng, độ an toàn hay không?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thịt gà thải loại: Dai, ngon nhưng liệu có an toàn?

Nhiều người tiêu dùng khi được phỏng vấn đều có chung câu trả lời “khoái ăn gà mái đẻ vì thịt dai, giá thành rẻ”. Tuy nhiên, chất lượng thịt của loại gà này liệu có đảm bảo chất dinh dưỡng, độ an toàn hay không?

Thịt gà thải loại: Dai, ngon nhưng liệu có an toàn?

Những chú gà siêu đẻ, sau khi được khai thác triệt để trứng, chúng thường được các chủ trang trại bán lại với giá rẻ cho người tiêu dùng, chúng được gọi là gà thải loại.

Gà ngon, giá rẻ, dân “chuộng”

“Gà mái đẻ” thực ra là gà thải loại: thuật ngữ được dùng để chỉ những con gà chuyên trứng sau khi hết vòng sinh sản thì sẽ bị loại và thải đi để dành chỗ cho lứa gà khác theo một chu trình chăn nuôi công nghiệp được lập trình sẵn. Những con gà này có đặc điểm phần lông trên mình rụng gần hết, đặc biệt là vùng đầu, cổ và ức rụng hết lông, lông đuôi trụi lủi, gà lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, mắt lờ đờ, mào nhợt nhạt và rủ sang một bên.

Khảo sát tại nhiều khu chợ trên địa bàn tỉnh được biết, gà thải loại nhận được nhiều “cảm tình” của người tiêu dùng. Lý do chung được các bà nội trợ đưa ra là thịt gà dai, ngon và giá rẻ. “Tôi thấy chất lượng thịt của gà mái đẻ khá tốt, thịt chắc, da giòn, dai, và đặc biệt giá cả lại rất phải chăng. Chỉ khoảng 50.000 đồng/1kg, còn rẻ hơn cả thịt lợn nữa, dại gì mà không mua. Gia đình tôi tuần nào cũng phải ăn vài bữa loại gà này” - chị Lê Thị Vân, thôn 4, xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) cho biết.

Cũng mang tâm lý đi chợ như chị Vân, nên hầu hết các bà nội chợ khi được phỏng vấn đều tin rằng việc mua gà thải loại cho gia đình mình thưởng thức là đúng đắn. “Tôi chẳng thấy vấn đề gì. Nhiều người đều mua ăn mà có làm sao đâu?!. Nếu hại sức khỏe thì các cơ quan chức năng đã cấm bán rồi” - Câu phản biện chung của các bà nội trợ khi được chúng tôi đưa ra lời khuyến cáo.

Có cầu thì ắt có cung, gà thải loại đều đặn mỗi ngày được đưa đến tay người tiêu dùng và chưa bao giờ có dấu hiệu hết hàng. Chị Lê Thị Nga, thôn 5, xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), chủ sạp hàng bán gà thải loại, hồ hởi cho biết mỗi ngày chị bán khoảng 50 con. Loại này được khách khá chuộng nên nếu bán nhanh chỉ khoảng 10 giờ sáng là hết hàng. “Mỗi con nặng 1,5 kg có giá 70.000 đồng. Gà này ăn khá ngon và dai không khác gì gà ta. Hàng được lấy từ các trang trại gà trên địa bàn huyện Hoằng Hóa”, chị Nga nói.

Dai, ngon, rẻ nhưng liệu có an toàn?

Thịt gà thải loại: Dai, ngon nhưng liệu có an toàn?

Người tiêu dùng thường ham rẻ mà đổ xô đi mua loại gà thải loại, bất chấp loại gà này có chất lượng thịt không đảm bảo.

Theo chia sẻ của một số chuyên gia y tế, loại gà thải loại có hàm lượng dinh dưỡng thấp, đa phần là chất xơ, thậm chí có thể tồn dư một số chất độc hại. Bởi, trong quá trình nuôi lấy trứng, gà được tiêm đủ loại vắc xin, chất tăng trưởng,... Do đó, các nước thường dùng thịt gà thải loại làm thức ăn cho gia súc, chó mèo chứ không làm thực phẩm cho người. Tuy nhiên, ở nước ta người dân lại rất “chuộng” loại gà này bởi nhiều đặc điểm vượt trội: thịt chắc, da giòn, dai, giá rẻ,...

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Lê Ngọc Hạnh, giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi tỉnh, cho biết: Phải khẳng định rằng, thịt gà thải loại có hàm lượng dinh dưỡng thấp, không phải gà ngon. Trong quá trình khai thác lấy trứng, gà thường được các chủ trang trại tiêm các loại vắc xin phòng bệnh hay bổ sung các chất kích thích sinh trưởng để đẻ trứng. Thường thì trước khi được đào thải, giết thịt khoảng 15 ngày, các chủ trang trại sẽ ngưng sử dụng kháng sinh cho gà. Thời gian này vừa đủ để con gà đào thải hết lượng kháng sinh có trong cơ thể, người tiêu dùng cũng sẽ an tâm hơn khi sử dụng. Tuy nhiên, các chủ trang trại có tuân thủ tuyệt đối quy trình đào thải gà hay không, vẫn chưa thể khẳng định 100% được.

Thịt gà thải loại: Dai, ngon nhưng liệu có an toàn?

Vào những ngày nắng nóng, gà siêu đẻ bị ngột, chết nhiều, các chủ trang trại bán rất rẻ cho thương lái về làm thịt và tiêu thụ.

Sự lo ngại của ông Hạnh không phải là không có cơ sở. Phỏng vấn một chủ trang trại gà ở xã Hoằng Đồng (Hoằng Hóa) thì được anh thẳng thắn cho biết: Nếu nuôi theo đúng quy chuẩn về thức ăn, có hệ thống lọc nước, vệ sinh chuồng trại tốt thì không có dịch bệnh, không cần dùng nhiều kháng sinh. Tuy nhiên, đa phần các chủ trang trại nuôi gà mà tôi quen, chưa xây dựng cho mình môi trường nuôi gà an toàn, chưa có vùng đệm cách ly, nên gà có nhiều dịch bệnh. Tỷ lệ thuận kéo theo là lượng kháng sinh sử dụng cho gà đẻ sẽ nhiều hơn. Vì vậy, dù có được ngưng sử dụng kháng sinh đủ ngày quy định trước khi mang bán, giết thịt, thì gà thải loại vẫn khó đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Nguyễn Trường


Nguyễn Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]