(Baothanhhoa.vn) - Đến với xã Lũng Cao (Bá Thước) trong cái nắng đầu hè oi ả, chúng tôi như được về lại một vùng tuổi thơ khi chứng kiến cảnh các em nhỏ vui chơi giữa ruộng đồng, rừng núi một cách vô tư. Với trẻ em nơi đây, niềm vui ngày hè được tìm thấy ở bất cứ nơi đâu khi các em tắm sông cùng bè bạn, đi chăn trâu bò, đi bắt ốc, hái rau, nhặt ve chai kiếm tiền phụ gia đình...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thiếu sân chơi cho trẻ em miền núi

Đến với xã Lũng Cao (Bá Thước) trong cái nắng đầu hè oi ả, chúng tôi như được về lại một vùng tuổi thơ khi chứng kiến cảnh các em nhỏ vui chơi giữa ruộng đồng, rừng núi một cách vô tư. Với trẻ em nơi đây, niềm vui ngày hè được tìm thấy ở bất cứ nơi đâu khi các em tắm sông cùng bè bạn, đi chăn trâu bò, đi bắt ốc, hái rau, nhặt ve chai kiếm tiền phụ gia đình...

Tổ chức sinh hoạt hè cho các cháu thiếu nhi tại xã Quang Hiến (Lang Chánh).

Em Hà Xuân Đào học lớp 3, Trường Tiểu học Lũng Cao đang cùng bạn bè nghịch nước ở khe suối, vui vẻ chia sẻ: Được nghỉ hè, em và nhiều bạn khác đi chăn bò, tắm suối, kiếm củi, bắt cá. Em cảm thấy vui lắm.

Cao Văn San, học sinh lớp 8, Trường THCS Thành Sơn (Quan Hóa) nói hồn nhiên nhưng cũng đầy chín chắn: Được nghỉ hè thì đi làm nương, bắt chim, bắt châu chấu để bán kiếm tiền phụ giúp bố mẹ, nhà nghèo lại là anh cả, nên phải làm nhiều hơn các em. Tay đưa chai châu chấu vừa bắt được cho khách, lau vội giọt mồ hôi trên khuôn mặt đỏ ửng vì nắng, San kể: Nghỉ hè có nhiều thời gian cấy lúa, chăm ngô, rảnh đi rừng, bắt châu chấu vừa có tiền phụ giúp gia đình lại được gặp gỡ bạn bè. Trong đám trẻ đứng bán châu chấu cùng San hôm đó có 5 em nhỏ từ 8 - 13 tuổi, mái tóc rối bời, chân đất lấm lem, áo quần xộc xệch. Chúng vui đùa nhưng ánh mắt vẫn ngóng ra đường đợi có khách mua hàng. Khi được hỏi về những hoạt động hè, lũ trẻ cười ồ lên, một đứa trong nhóm nói: Nghỉ thì đi chăn trâu, tối đến tụ tập bạn bè trong thôn, bản chơi với nhau, mệt thì về ngủ, hôm sau lùa trâu lên rừng, đi xuống suối bắt cá... San nói: Chưa bao giờ em được tham gia lớp học bơi hay luyện võ trong hè.

Qua tìm hiểu được biết, tại các vùng miền núi, trẻ em gần như không có kỳ nghỉ hè của riêng mình, thay vào đó hàng ngày nhiều em phải lên nương rẫy lao động phụ giúp bố mẹ thu hoạch ngô, lúa, làm việc nhà, chăm sóc gia súc, gia cầm... Đồng chí Lữ Văn Hà, Bí thư Huyện đoàn Quan Sơn chia sẻ: Lâu nay, nói đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chúng ta vẫn nhắc tới việc tạo sân chơi, xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ. Nhưng trên thực tế, thiếu nhi các huyện miền núi nói chung và Quan Sơn nói riêng vẫn còn thiệt thòi bởi thiếu sân chơi, thiếu các khu vui chơi. Ở vùng nông thôn miền núi, ban ngày trẻ em thường theo bố mẹ đi làm nương, đồng áng nên chúng tôi chỉ đạo các tổ chức đoàn, đội các xã cố gắng tổ chức sinh hoạt đội cho các cháu vào buổi tối. Tuy nhiên, đội ngũ phụ trách thiếu nhi trên địa bàn khu dân cư thường xuyên biến động và hạn chế về kỹ năng công tác đội, kỹ năng tổ chức các hoạt động vui chơi cho thiếu nhi cho nên một sân chơi bổ ích theo đúng nghĩa cho các cháu vẫn chưa được thực hiện. Mặc dù đã được các cấp bộ đoàn quan tâm, chỉ đạo sát sao, đồng thời tích cực phối hợp với ngành giáo dục, nhà trường bàn giao học sinh về nghỉ hè; các anh chị phụ trách thiếu nhi ở địa bàn khu dân cư cũng đã chủ động tham mưu tổ chức các hoạt động, nhưng nhiều năm nay việc sinh hoạt đội tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn chưa có những cải thiện rõ rệt bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan là do tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số, do nhận thức của các bậc phụ huynh chưa tạo điều kiện để con mình được vui chơi, giải trí sau một năm học vất vả.

Ở địa bàn miền núi, các khu vui chơi dành cho thiếu niên, nhi đồng gần như chưa hoặc không có. Mặc dù các trung tâm văn hóa đã có ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh, nhà văn hóa có ở các khu dân cư, song thực tế các “sân chơi” phù hợp với hoạt động của thiếu niên, nhi đồng vẫn còn hạn chế. Nhu cầu được vui chơi, giải trí của trẻ em - thế hệ măng non, tương lai của đất nước là cần thiết và chính đáng. Để tạo một “sân chơi” ý nghĩa đòi hỏi sự chung tay, góp sức, phối hợp vào cuộc, quan tâm đầu tư nhiều hơn của các cấp, ngành, đoàn thể, gia đình, đặc biệt là vai trò của tổ chức đoàn và chính quyền địa phương để các cháu thiếu niên, nhi đồng được tham gia vào các hoạt động vui chơi bổ ích mỗi dịp hè về.


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]