(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, chính sách ưu đãi người có công (NCC) liên tục được bổ sung, hoàn thiện, góp phần bảo đảm cho NCC và gia đình có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Việc cải cách chính sách ưu đãi NCC cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng thực tế lại xuất hiện những vấn đề mới, cần quan tâm giải quyết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công

Những năm gần đây, chính sách ưu đãi người có công (NCC) liên tục được bổ sung, hoàn thiện, góp phần bảo đảm cho NCC và gia đình có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Việc cải cách chính sách ưu đãi NCC cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, nhưng thực tế lại xuất hiện những vấn đề mới, cần quan tâm giải quyết.

Đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công.

Xác định công tác xác nhận NCC với cách mạng là nhiệm vụ quan trọng nhằm ghi nhận công lao, sự cống hiến, hy sinh của các thế hệ NCC trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, là cơ sở để thực hiện tốt chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với NCC. Trong 5 năm (2013-2017), toàn tỉnh đã xác nhận mới cho 7.371 trường hợp, trong đó: 280 cán bộ lão thành cách mạng, 75 cán bộ tiền khởi nghĩa, 183 liệt sĩ, 100 thương, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, 2.530 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, 1.288 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, phong tặng và truy tặng 2.866 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... Nhờ sự quan tâm, giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách, đến nay, tỉnh ta cơ bản không còn hồ sơ đề nghị xác nhận NCC tồn đọng, không còn những vụ việc khiếu nại phức tạp liên quan đến chính sách ưu đãi NCC. Một số hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ tưởng chừng không có hướng giải quyết, thì đã được giải quyết thấu đáo. Không những vậy, chế độ ưu đãi NCC cũng được bổ sung, mở rộng. Điển hình là chế độ trợ cấp người phục vụ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống tại gia đình; chế độ trợ cấp người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống tại gia đình; chế độ thờ cúng liệt sĩ... Đặc biệt, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Chỉ tính riêng giai đoạn 2013-2017, Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh và các địa phương đã vận động được gần 85 tỷ đồng, hỗ trợ hàng ngàn lượt gia đình NCC xây dựng, sửa chữa nhà ở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

Có thể nói, trong hơn 10 năm trở lại đây, việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về ưu đãi NCC luôn được quan tâm chú trọng, đã có khoảng hơn 100 văn bản được ban hành... tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi NCC tương đối đầy đủ, thể chế hóa được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCC trên quan điểm chính sách đối với NCC là cao nhất trong hệ thống chính sách xã hội. Các chế độ ưu đãi đối với từng diện đối tượng được quy định ngày càng đầy đủ, bao phủ hầu hết các mặt trong đời sống. Trong đó, mức trợ cấp ưu đãi được quy định phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, bảo đảm mức sống của NCC và thân nhân, cùng các ưu đãi về đất ở, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... Tuy nhiên, do lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ quản lý với thời gian chiến tranh kéo dài, ác liệt, nhiều thời kỳ nên nhiều hồ sơ, thủ tục không đáp ứng được yêu cầu của quy định hiện nay, nhiều trường hợp phải tổ chức xác minh công phu mới có căn cứ để xem xét, giải quyết... Bên cạnh đó, các đối tượng như thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến làm nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến bị ốm đau, bệnh tật; người tham gia bảo vệ Tổ quốc bị địch bắt, tù đày sau ngày 30-4-1975, hoặc NCC là người Việt Nam ở nước ngoài... hiện chưa được hưởng chính sách ưu đãi NCC. Ngoài ra, đối tượng lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa vẫn chưa được mở rộng thêm căn cứ xác nhận, đặc biệt là đối với người còn sống, vì theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP thì người còn sống phải có lý lịch mới được xác nhận, trong khi người đã hy sinh, từ trần thì được sử dụng những căn cứ khác để công nhận như: Lịch sử đảng bộ địa phương, các giấy tờ, tài liệu lưu trữ... Mặt khác, vẫn chưa có hướng dẫn với trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh và cũng đồng thời là người mất sức lao động mà bị mắc bệnh, hoặc sinh con dị dạng, dị tật thì có được xem xét giải quyết chế độ chất độc hóa học không và giải quyết hưởng chế độ như thế nào. Hiện tại mới chỉ có hướng dẫn chế độ đối với thương binh, bệnh binh đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Điều 31 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP)... Ngoài ra, quy trình giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực NCC có điểm chưa rõ ràng, gây khó khăn cho quá trình cải cách thủ tục hành chính, làm chậm thời gian giải quyết với một số nhóm đối tượng. Nhiều quy định trong lĩnh vực NCC cũng bộc lộ sự cứng nhắc, chồng chéo, khó triển khai.

Để tháo gỡ những vướng mắc trong triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi và góp phần tri ân những NCC với cách mạng, ông Dương Văn Huệ, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng: Các cơ quan liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh trợ cấp ưu đãi NCC phù hợp với lộ trình cải cách chính sách tiền lương, BHXH, trong đó cần quan tâm đề xuất nâng mức trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; chủ động nghiên cứu và phối hợp với các bộ, ngành chức năng ban hành các thông tư hướng dẫn về chế độ ưu đãi giáo dục, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng thụ hưởng, các biện pháp trợ cấp, chăm lo, giúp đỡ NCC. Cùng với việc bổ sung các quy định, hướng dẫn, các ngành chức năng nên nghiên cứu, sửa đổi: Căn cứ xác nhận liệt sĩ, thương binh trong Pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng; điều kiện xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và quy định về giải quyết hồ sơ liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ; quy định cụ thể về vùng đặc biệt khó khăn trong thời kỳ 1954-1975 để có căn cứ xác định đối tượng được công nhận là liệt sĩ; đồng thời có hình thức truy tặng liệt sĩ cho những người không còn thân nhân thờ cúng. Theo đó, đối tượng thụ hưởng chính sách ưu đãi không chỉ là những NCC trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà còn cả những người đã góp sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện mới.

“Xây dựng chính sách đối với NCC với cách mạng đã là khó, nhưng thực hiện tốt chính sách này còn khó hơn. Khó không nằm ở vật chất mà ở chỗ, làm sao thể hiện hết được trách nhiệm, lương tâm và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống pháp luật ưu đãi NCC không thể thực hiện trong một sớm, một chiều mà cần phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, cần phải được tiến hành từng bước, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, để bảo đảm cân đối nguồn lực, quy định dễ dàng đi vào cuộc sống”. Ông Huệ cho biết thêm.


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]