(Baothanhhoa.vn) - Ngày 19-6, tại thị xã Bỉm Sơn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”

Ngày 19-6, tại thị xã Bỉm Sơn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”.

Thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”

Tiến sĩ Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phát biểu tại hội nghị.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các nhà nghiên cứu, nhà khoa học là ủy viên Hội đồng thẩm định; Thường trực Thị ủy Bỉm Sơn; thành viên Ban chỉ đạo biên soạn sách “Địa chí Bỉm Sơn”.

Sách “Địa chí Bỉm Sơn” do PGS.TS Lại Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Trần Nhân Tông chủ biên, được biên soạn theo hướng tiếp cận địa chí hiện đại, kết hợp cách tiếp cận liên ngành, đa ngành, với sự tham gia của 25 nhà khoa học trong, ngoài tỉnh và sự đóng góp tâm sức, trí tuệ của các nhà lãnh đạo, quản lý và nhân dân thị xã Bỉm Sơn. Sách “Địa chí Bỉm Sơn” có cấu trúc gồm 3 phần: Phần thứ nhất (10 chương): Địa lý và kinh tế; phần thứ 2 (12 chương): Lịch sử - văn hóa – xã hội; phần thứ 3 (6 chương): Hệ thống chính trị, đơn vị sự nghiệp, cơ quan chuyên môn và đoàn thể xã hội; Tổng luận: Miền đất và con người Bỉm Sơn – Đặc trưng văn hóa và Phụ lục.

Thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”

PGS.TS Lâm Bá Nam, thành viên Hội đồng thẩm định, phản biện sách “Địa chí Bỉm Sơn”.

“Địa chí Bỉm Sơn” nhằm giới thiệu tổng thể về mảnh đất và con người Bỉm Sơn trong tiến trình lịch sử từ cội nguồn cho đến hôm nay, làm cơ sở cho việc nhận thức, nâng cao lòng tự hào về quê hương, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, đồng thời xây dựng cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập trong thời kỳ cả nước đẩy mạnh CNH, HĐH và trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”

PGS.TS Lê Văn Trưởng, thành viên Hội đồng thẩm định, phản biện sách “Địa chí Bỉm Sơn”.

Tại hội nghị, các nhà khoa học phản biện và thành viên Hội đồng thẩm định đều đánh giá “Địa chí Bỉm Sơn” là cuốn sách được thực hiện công phu, nghiêm túc, có cấu trúc hợp lý, nguồn tài liệu phong phú, đáng tin cậy; phương pháp viết địa chí được tuân thủ chặt chẽ. Đồng thời, chỉ ra những điểm còn hạn chế của bản thảo cần được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp như: Nên điều chỉnh một số tên đề mục ở các chương cho phù hợp; phần lịch sử nên lược bớt những nội dung chung toàn quốc và đề cập sâu các nội dung của thị xã Bỉm Sơn. Các ý kiến cũng đề nghị nhóm biên soạn nên bổ sung thêm hệ thống bản đồ, ảnh minh họa, hiện trạng môi trường Bỉm Sơn và cơ cấu lại một số đề mục; tài liệu tham khảo; thành phần hội đồng thẩm định, chú thích các nguồn tài liệu dẫn, ảnh và lưu ý một số diễn đạt. Bên cạnh đó, cần cân đối về số trang, chuyên mục; lược bỏ bớt một số nội dung trùng lặp và bổ sung lời giới thiệu của Ban chỉ đạo địa chí thị xã; đề dẫn của nhóm biên soạn... Nhìn chung, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đề cao sự nỗ lực, nghiêm túc của nhóm biên soạn, thể hiện qua hơn 800 trang bản thảo, cùng những đóng góp mới của “Địa chí Bỉm Sơn” trên lĩnh vực biên soạn địa chí ở Thanh Hóa và thực tiễn Bỉm Sơn.

Thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”

PGS.TS Lại Quốc Khánh, chủ biên sách “Địa chí Bỉm Sơn” tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nguyễn Văn Phát đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của nhóm biên soạn; đồng thời nhấn mạnh, sách “Địa chí Bỉm Sơn” được biên soạn trên cơ sở nguồn tư liệu tìm hiểu công phu, sau khi được hoàn thiện, xuất bản là nguồn tư liệu quý về vùng đất, con người, lịch sử Bỉm Sơn. Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tin tưởng và đề nghị Hội đồng xem xét, đánh giá khách quan, chuẩn xác trong việc nghiệm thu, xếp loại công trình; đồng thời, thẳng thắn đóng góp thêm nhiều ý kiến giúp cho cuốn sách đạt chất lượng tốt nhất; khắc phục tối đa sai sót, đáp ứng lòng mong mỏi của Đảng bộ, nhân dân thị xã Bỉm Sơn.

Thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”

Đồng chí Nguyễn Tiến Thuận, Bí thư Thị ủy, Trưởng Ban chỉ đạo biên soạn sách “Địa chí Bỉm Sơn” tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định.

Sau hội nghị này, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị Ban chỉ đạo biên soạn sách “Địa chí Bỉm Sơn” và nhóm biên soạn phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và chỉnh sửa hoàn chỉnh bản sách để in chính thức. Sách “Địa chí Bỉm Sơn” được xem là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, vì vậy, yêu cầu về chất lượng nội dung tập sách phải được đặt lên hàng đầu.

Thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”

Toàn cảnh hội nghị thẩm định sách “Địa chí Bỉm Sơn”.

Qua quá trình thảo luận nghiêm túc, khách quan và lấy phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng khoa học thẩm định và nghiệm thu; kết quả, sách “Địa chí Bỉm Sơn” đạt chất lượng, đủ điều kiện xuất bản sau khi đã chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định.

Phan Nga


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]