(Baothanhhoa.vn) - Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, khi không khí Tết lan tỏa khắp đất trời, người dân Việt Nam lại náo nức chuẩn bị đồ lễ cúng tiễn ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục lệ này có từ bao giờ, chỉ biết rằng Tết Táo Quân từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tết ông Công, ông Táo - Nét đẹp văn hóa người Việt

Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, khi không khí Tết lan tỏa khắp đất trời, người dân Việt Nam lại náo nức chuẩn bị đồ lễ cúng tiễn ông Táo về trời. Không ai biết chính xác tục lệ này có từ bao giờ, chỉ biết rằng Tết Táo Quân từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian.

Tết ông Công, ông Táo - Nét đẹp văn hóa người Việt

Mâm cơm thể hiện lòng thành kính của gia chủ đến các vị Táo Quân.

Một phong tục tín ngưỡng đẹp

Về sự tích ngày ông Công, ông Táo, trong dân gian đã lưu truyền nhiều dị bản nhưng nhìn chung cốt truyện đều xoay quanh mối tình éo le, ngang trái của ba người: Hai vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao tuy sống với nhau mặn nồng nhưng không hiểu sao mãi vẫn không có con. Trọng Cao vì thế dần sinh chán nản tìm đến rượu chè và thường kiếm chuyện gây sự với vợ. Một hôm, vì chuyện nhỏ nhưng anh chồng gây thành chuyện lớn rồi đuổi đánh người vợ ra khỏi nhà. Thị Nhi lang thang đến xứ khác rồi tình cờ gặp Phạm Lang, hai người phải lòng nhau và kết hôn. Về phần Trọng Cao, sau khi tỉnh rượu thì vô cùng ân hận nên cũng bỏ nhà đi tìm vợ. Ngày này qua ngày khác tìm kiếm trong vô vọng, tiền gạo mang theo lại hết, anh trở thành kẻ hành khất.

Một hôm, Trọng Cao tình cờ vào nhà Thị Nhi xin ăn trong lúc Phạm Lang đi vắng. Nàng nhận ra người chồng năm xưa nên mời vào nhà, nấu cơm cho ăn. Đúng lúc này, Phạm Lang về, Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Trọng Cao vào đống rơm sau vườn. Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao vào đống lửa cứu Trọng Cao. Phạm Lang thấy vợ gặp nguy cũng nhảy vào cứu vợ nhưng bất thành. Hậu quả là cả ba người đều bị chết cháy dầy đau xót.

Thượng đế thấy cảm động về tình nghĩa của ba người nên đã phong cho mỗi người một chức vụ khác nhau: Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc bếp; Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc nhà; Thị Nhi là Thổ Kỳ cai quản việc chợ búa. Hàng năm, ba vị Táo được phái xuống trần gian để theo dõi và ghi chép nhữngviệc làm tốt xấu của dân chúng. Sau đó, đúng ngày 23 tháng Chạp, ba vị Táo sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên trình báo với Ngọc Hoàng tình hình dưới hạ giới để Ngọc Hoàng định đoạt công, tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Tết ông Công, ông Táo - Nét đẹp văn hóa người Việt

Sự tích ông Công, ông Táo đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.

Với mong muốn được ba vị Táo phù hộ, đến ngày này, mỗi gia đình lại tổ chức cúng tiễn các ngài một cách đầy đủ và thành kính. Đồ cúng sẽ có bộ ba áo mũ: Hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ phụ nữ tượng trưng cho Táo bà; mâm cơm mặn gồm rượu, thịt, xôi chè... và ba con cá chép.

Tết ông Công, ông Táo - Nét đẹp văn hóa người Việt

Từ sáng sớm, người dân đã mua cá chép để về làm lễ tiễn ông Công ông Táo lên trời

Lễ cúng được tiến hành trước 12 giờ trưa vì theo quan niệm trong dân gian, sau thời điểm này ông Táo sẽ lên đường nên không nhận được đồ cúng.

Tương truyền, cá chép là phương tiện duy nhất đưa ông Táo lên thiên đình. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào ca nước đặt lên bàn thờ, sau khi làm lễ, gia chủ đem cá thả ra sông, suối, ao, hồ với ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời. Bên cạnh đó, trong tâm thức của người Việt, “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí đi tới thành công.

Tết ông Công, ông Táo - Nét đẹp văn hóa người Việt

Phóng sinh cá chép là nét đẹp văn hóa từ bao đời của người dân Việt Nam.

Chị Lê Thị Hiền (phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) cho biết: Tết ông Táo thực sự có ý nghĩa với gia đình chúng tôi. Vào ngày này, tôi thường để các con cùng mình chuẩn bị đồ lễ, kể cho chúng nghe sự tích ông Công, ông Táo và ý nghĩa nhân văn của câu chuyện này, đồng thời nuôi dưỡng lòng hướng thiện cho con mình qua hành động phóng sinh cá chép.

Để nét đẹp ngày Tết trọn vẹn

Tết ông Công, ông Táo là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ. Phong tục phóng sinh cá chép không chỉ thể hiện lòng từ bi mà còn có ý nghĩa làm đa dạng sinh học cho môi trường tự nhiên.

Tết ông Công, ông Táo - Nét đẹp văn hóa người Việt

Năm nay, các đội thanh niên tình nguyện từ các phường, xã đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ môi trường. Tại điểm thả cá, đoạn qua cầu Bố, cầu Lai Thành, cầu Hạc, hồ Trường Thi… ngay từ sáng sớm, các bạn trẻ đã có mặt để hướng dẫn người dân thả cá và thu gọn túi nilon, bụi tro vào thùng rác một cách cẩn thận; nhiều băng-zôn treo tại các thành cầu kêu gọi người dân nâng cao ý thức bảo về môi trường. Vì vậy, tại những nơi này không còn tình trạng rác thải bừa bãi như đã từng diễn ra từ nhiều năm trước.

Tết ông Công, ông Táo - Nét đẹp văn hóa người Việt

Hành động đẹp giúp ngày Tết ông Táo thêm ý nghĩa.

Ngày ông Công, ông Táo đã đến, mang lại cho không khí Tết thêm rộn ràng hơn, cũng là để góp phần nhắc nhở mọi người nhớ về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thu Hà


Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]