(Baothanhhoa.vn) - Qua công tác kiểm tra rà soát, trên địa bàn tỉnh hiện có 136 đơn vị, cơ sở có kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN). Theo quy định, VLNCN là thuốc nổ và các phụ kiện nổ (kíp, dây nổ) dùng cho mục đích dân dụng. Trên thực tế, VLNCN đóng vai trò quan trọng trong quá trình khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, phục vụ thi công các công trình xây dựng. Tuy nhiên, nếu để xảy ra thất thoát, hậu quả sẽ khôn lường về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy vật liệu nổ công nghiệp

Qua công tác kiểm tra rà soát, trên địa bàn tỉnh hiện có 136 đơn vị, cơ sở có kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN). Theo quy định, VLNCN là thuốc nổ và các phụ kiện nổ (kíp, dây nổ) dùng cho mục đích dân dụng. Trên thực tế, VLNCN đóng vai trò quan trọng trong quá trình khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, phục vụ thi công các công trình xây dựng. Tuy nhiên, nếu để xảy ra thất thoát, hậu quả sẽ khôn lường về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy vật liệu nổ công nghiệp

Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH kiểm tra kho bảo quản VLNCN của Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Phát (TP Thanh Hóa).

Nhận thức được điều đó, những năm qua, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ, trong đó tập trung công tác kiểm tra, phúc tra an toàn PCCC, phòng nổ tại 100% số cơ sở sản xuất, tái chế, bảo quản, vận chuyển VLNCN; kiến nghị khắc phục nhiều sơ hở, thiếu sót về PCCC, phòng nổ; tổ chức hội nghị chuyên đề với các cơ quan có liên quan VLNCN để đánh giá thực trạng và bàn biện pháp cấp bách về phòng ngừa cháy, nổ; kiểm tra an toàn PCCC, phòng nổ kho chứa, phương tiện, cấp giấy phép vận chuyển VLNCN...

Cùng các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh đi kiểm tra việc chấp hành các quy định PCCC, CNCH tại Kho VLNCN 2.000 kg kèm phụ kiện (Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng Thành Phát) ở xã Đông Vinh và Kho VLNCN 3.000 kg kèm phụ kiện (Công ty CP Bê tông thương phẩm Thanh Hóa), tại xã Đông Hưng (TP Thanh Hóa), điều đáng ghi nhận, công tác đảm bảo PCCC đã được chủ các doanh nghiệp chú trọng: Trang bị các trang thiết bị phương tiện PCCC tại chỗ, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công nhân thực hiện công tác PCCC, CNCH, đo điện trở trực tiếp định kỳ cho hệ thống chống sét. Kho chứa thuốc nổ được bảo quản đúng quy cách, có đầy đủ phương tiện PCCC...

Ông Nguyễn Xuân Trường, giám đốc điều hành mỏ Công ty CP Bê tông thương phẩm Thanh Hóa, cho biết: Với đặc thù công việc luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động rất cao, vì vậy quy trình đảm bảo an toàn VLNCN đã được doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ. VLNCN sau khi được kiểm duyệt, đối soát, mới được xuất kho, vận chuyển đến công trường. Tại đây, quá trình nổ mìn đều có phương án rõ ràng, được thực hiện bởi đội nổ mìn đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng, có chứng chỉ sử dụng, nổ mìn. Trên thực địa, chỉ huy nổ mìn trực tiếp giám sát mọi công việc, ra tín hiệu, phân công vị trí người cảnh giới; khi nạp mìn đều cắm cờ cảnh báo; kết thúc nổ đều tiến hành kiểm tra thực địa, nếu mìn không nổ sẽ có phương án thu hồi, lập biên bản kết thúc quá trình nổ.

Kiểm tra công tác PCCC chuyên đề về VLNCN tại 132/136 cơ sở có kho bảo quản VLNCN (không tiến hành kiểm tra đối với 3 kho VLN tạm ngừng hoạt động, 1 cơ sở ngừng hoạt động), cho thấy, hầu hết các đơn vị sử dụng VLNCN đã thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng VLNCN. Chấp hành đầy đủ các quy định, thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng VLNCN. Lưu đầy đủ hồ sơ và các giấy tờ đảm bảo điều kiện được sử dụng VLNCN, Giấy phép sử dụng VLNCN theo quy định của pháp luật, có quyết định bổ nhiệm chỉ huy nổ mìn, thành lập đội nổ mìn theo quy định tại Nghị định số 39/NĐ-CP của Chính phủ về VLNCN. Việc thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn, PCCC trong công tác bảo quản, sử dụng VLNCN cũng được các doanh nghiệp quan tâm như: Cử cán bộ đi tập huấn, cấp thẻ kỹ thuật an toàn - VLNCN, an toàn lao động, chứng nhận đủ điều kiện PCCC theo quy định. Công tác phòng, chống thất thoát VLNCN được các doanh nghiệp quản lý theo quy trình chặt chẽ ở các khâu vận chuyển, xuất, nhập VLNCN tại kho. Qua kiểm tra, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã lập 132 biên bản kiểm tra, phát hiện và yêu cầu khắc phục 395 sơ hở, thiếu sót về PCCC.

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh không để xảy ra tai nạn lao động hay hậu quả đáng tiếc nào do VLNCN gây ra. Để có được kết quả đó, trước hết là ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc bảo quản, sử dụng VLNCN đã được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, công tác bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở, đối tượng sử dụng, bảo quản VLNCN được doanh nghiệp quan tâm, thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, các đơn vị cần thường xuyên tổ chức tự kiểm tra an toàn PCCC, duy trì các điều kiện an toàn về CNCH, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, hạn chế các sơ hở thiếu sót có thể dẫn đến cháy nổ.

Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về PCCC trong công tác quản lý VLNCN trên địa bàn toàn tỉnh trong thời gian tới, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác an toàn PCCC, CNCH trong quản lý, sử dụng VLNCN tới các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, bảo quản, sử dụng VLNCN cần tích cực, chủ động trong việc tiếp cận các văn bản pháp luật có liên quan đến sản xuất, bảo quản, sử dụng VLNCN. Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn PCCC, CNCH tại các cơ sở sản xuất, bảo quản, sử dụng VLNCN nhằm phát hiện những sơ hở, thiếu sót không đảm bảo an toàn về PCCC để kịp thời xử lý, không để sự cố cháy, nổ xảy ra...

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]