(Baothanhhoa.vn) - Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ ngày xuất hiện ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh dịch, nên ngay từ khi  ổ dịch đầu tiên xuất hiện, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch theo phương châm “Phòng, chống dịch như chống giặc”. Đã có một thời gian, bệnh dịch đã tạm thời được khống chế. Thế nhưng đến tháng 5 bệnh dịch lại bùng phát trở lại, với tốc độ xâm nhiễm, lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát hơn nhiều so với trước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi

Đã hơn 3 tháng trôi qua kể từ ngày xuất hiện ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh dịch, nên ngay từ khi ổ dịch đầu tiên xuất hiện, cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch theo phương châm “Phòng, chống dịch như chống giặc”. Đã có một thời gian, bệnh dịch đã tạm thời được khống chế. Thế nhưng đến tháng 5 bệnh dịch lại bùng phát trở lại, với tốc độ xâm nhiễm, lây lan nhanh chóng, khó kiểm soát hơn nhiều so với trước.

Tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi

Cán bộ thú y phun hóa chất tiêu độc, khử trùng cho hộ nuôi bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc).

Lũy kế từ ngày 23-2-2019 đến 16 giờ ngày 11-6-2019, trên địa bàn tỉnh, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 3.547 hộ của 896 thôn, 281/635 xã của 26 huyện, thị xã, thành phố, buộc phải tiêu hủy 32.939 con lợn, trọng lượng gần 2.258 tấn. Trước diễn biến khó lường của bệnh DTLCP, các sở, ngành và chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh đang dồn lực để phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch.

Tại huyện Hậu Lộc, đến ngày 30-4, trên địa bàn huyện mới xuất hiện ổ bệnh DTLCP đầu tiên, song từ trước đó, huyện đã tập trung chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn. Theo đó, huyện đã tập trung tuyên truyền về diễn biến tình hình bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh, cũng như các thông tin về bệnh, dấu hiệu nhận biết, biện pháp phòng tránh về bệnh DTLCP trên hệ thống loa truyền thanh của các xã để đông đảo bà con nắm bắt và chủ động phòng, chống, ngăn chặn nếu xảy ra dịch. Từ khi xuất hiện ổ bệnh DTLCP, công tác phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn trên địa bàn huyện càng được siết chặt. Trên tinh thần chỉ đạo bao vây dập tắt dịch ngay khi còn ở diện hẹp, kiên quyết không để dịch lây lan ra diện rộng, huyện đã sử dụng gần 9.200 lít hóa chất, 102 tấn vôi bột, 28 máy phun hóa chất, 2 bình phun động cơ và gần 2.000 bộ bảo hộ lao động các loại để thực hiện công tác phòng, chống, ngăn chặn bệnh dịch. Huyện đã thành lập 6 chốt kiểm soát động vật, sản phẩm từ động vật trên các cửa ngõ ra vào của huyện, 1 tổ lưu động, 63 chốt kiểm soát tại 13 xã có dịch. Qua đó, đã kiểm soát được 678 xe chở lợn và sản phẩm từ lợn, với 15.406 con và 600 kg thịt; trong đó, xử lý 18 xe vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn có dấu hiệu vi phạm. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với tất cả các sản phẩm động vật, nhất là các sản phẩm từ thịt lợn được đưa vào lưu thông tại các chợ trên địa bàn huyện cũng được siết chặt. Chỉ tỉnh riêng trong tháng 5-2019, lực lượng chức năng của huyện đã kiểm soát được 2.900 con lợn và 50 con bò. Ngoài ra, để bảo đảm việc lưu thông lợn không nhiễm bệnh, huyện đã và đang phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cho 6 trang trại chăn nuôi lợn, kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với 15 cơ sở giết mổ, thực hiện lấy mẫu giám sát dịch bệnh cho 79 hộ chăn nuôi với 1.448 con lợn khỏe mạnh có nhu cầu xuất bán. Nhờ tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn, nên bệnh DTLCP trên địa bàn huyện được khống chế.

Trở lại huyện Quảng Xương, nhiều chốt kiểm soát đã được thành lập và hoạt động theo đúng quy định. Công tác chỉ đạo phòng, chống, ngăn chặn bệnh DTLCP được siết chặt. Thời điểm dịch mới bùng phát, mức độ xâm nhiễm cao, diễn biến phức tạp đã khiến công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền trong huyện bị lúng túng, hơn nữa do thiếu sự kiểm tra, giám sát, nên việc thực hiện các bước, các khâu trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP ở các xã có dịch chưa nghiêm..., khiến dịch bệnh bùng phát nhanh trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm của mình trong công tác chỉ đạo phòng, chống, ngăn chặn DTLCP, ngay sau buổi làm việc của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của bệnh DTLCP. Huyện cũng đã tổ chức các lớp tập huấn về quy trình vận hành của chốt kiểm soát, quy trình tiêu hủy và nội dung về công tác lãnh, chỉ đạo, quản lý công tác phòng, chống bệnh DTLCP và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh DTLCP cho chủ tịch UBND các xã, thị trấn, các thành viên trực chốt và các chủ trang trại trên địa bàn. Đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung liên quan đến bệnh DTLCP để nhân dân hiểu đúng bản chất của bệnh dịch... Nhờ tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo, thực hiện nghiêm, quyết liệt các giải pháp phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn bệnh DTLCP, nên hiện tình hình bệnh DTLCP trên địa bàn huyện Quảng Xương đã cơ bản được khống chế. Công tác kiểm soát dịch bệnh ở các trang trại lớn đã được siết chặt.

Thực tế từ cơ sở cho thấy, tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo là yếu tố quan trọng hàng đầu để việc phòng, chống, kiểm soát, ngăn chặn bệnh DTLCP đạt hiệu quả cao. Vì vậy, với phương châm không chờ có dịch mới chống, nên ngay sau khi dịch bắt đầu xuất hiện ở các tỉnh, thành phố trong nước, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chủ động lãnh, chỉ đạo, có những giải pháp, biện pháp cụ thể phòng, chống dịch bệnh. Cùng với việc ban hành các văn bản, tổ chức các hội nghị về phòng, chống bệnh DTLCP, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh đã trực tiếp xuống các địa phương để kiểm tra, chỉ đạo sát sao công tác thực hiện bao vây, dập dịch. Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch, tỉnh đã chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thiết lập và cung cấp đường dây nóng để các doanh nghiệp, người chăn nuôi và cộng đồng trao đổi thông tin, nắm chắc, hiểu rõ mức độ nguy hiểm, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như chính sách hỗ trợ để cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Chỉ đạo các cấp, các sở, ngành chuẩn bị và cung ứng đầy đủ hóa chất, vôi bột, dụng cụ và các thiết bị phục vụ công tác chống dịch. Tỉnh quyết định thành lập 5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tạm thời tại các đầu mối giao thông và tăng cường lực lượng cho 2 trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông tại Dốc Xây, thị xã Bỉm Sơn và huyện Tĩnh Gia để kiểm soát, vận chuyển và ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Ngoài các chốt, trạm kiểm soát của tỉnh, đến ngày 11-6 trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố cũng đã thành lập 556 chốt kiểm soát và 45 tổ kiểm soát lưu động để thực hiện việc tuần tra, kiểm tra các hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn. Qua hơn 3 tháng tổ chức thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP, công tác phòng, chống bệnh dịch trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, nhân dân đã nhanh chóng vào cuộc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo phương châm hộ giữ hộ, trang trại giữ trang trại, thôn giữ thôn, xã giữ xã, huyện giữ huyện và tỉnh giữ tỉnh. Đã có 1 huyện và 12 xã công bố hết dịch do các địa phương này đã qua 30 ngày chưa thấy phát sinh lại dịch.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]