Theo Quốc lộ 15A uốn lượn, chạy dọc bờ tả sông Mã từ thị trấn Hồi Xuân đến ngã ba Co Lương, rồi men theo con đường mòn quanh co trên các triền núi, chúng tôi mới về được các xã vùng cao: Trung Sơn, Trung Thành rồi Thành Sơn của huyện Quan Hóa. Khoảng 50 km trên các cung đường nói trên, các bản làng chủ yếu phân bổ ngay hai bên dòng sông lớn nhất tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tái định cư – nhu cầu bức thiết của nhiều bản, làng ở huyện Quan Hóa

Theo Quốc lộ 15A uốn lượn, chạy dọc bờ tả sông Mã từ thị trấn Hồi Xuân đến ngã ba Co Lương, rồi men theo con đường mòn quanh co trên các triền núi, chúng tôi mới về được các xã vùng cao: Trung Sơn, Trung Thành rồi Thành Sơn của huyện Quan Hóa. Khoảng 50 km trên các cung đường nói trên, các bản làng chủ yếu phân bổ ngay hai bên dòng sông lớn nhất tỉnh.

Tái định cư – nhu cầu bức thiết của nhiều bản, làng ở huyện Quan Hóa

Dấu tích thiệt hại sau đợt lũ tháng 8-2018 tại bản Co Me, xã Trung Sơn.

Tự ngàn đời, cư dân ở đây có tập quán sống trên các triền núi nhưng sát bờ sông để gần nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Và, những nơi này, đều tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét... cần phải di dời để bảo đảm an toàn.

Nhớ lại đợt mưa lũ lịch sử hồi cuối tháng 8, đầu tháng 9 – 2018 vừa qua, chính những bản làng dọc sông Mã của huyện là những nơi chịu thiệt hại kinh hoàng của thiên tai, nhất là các xã Trung Sơn và Trung Thành. Thống kê từ UBND huyện Quan Hóa, toàn huyện có 858 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó 135 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn; 7 điểm trường học bị thiệt hại. Nhiều cơ sở hạ tầng khác như các tuyến đường giao thông, hạ tầng điện và viễn thông... cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đến tận những ngày cuối tháng 11 này khi chúng tôi có dịp qua đây, nhiều hư hỏng trên các tuyến giao thông và điểm sạt núi đồi lớn ven đường vẫn chưa được khắc phục triệt để.

Tại xã Trung Sơn – địa phương chịu thiệt hại nặng nhất, tuy cơn lũ đã đi qua gần 3 tháng, song hệ lụy của nó vẫn còn nguyên dấu tích. Khu trường tiểu học của xã với dãy nhà 2 tầng 6 phòng học vẫn ngổn ngang đổ nát với đất đá từ một phần quả đồi sạt xuống bao quanh. Tại bản Co Me, những đống hồ vữa, gỗ ván ngổn ngang của 13 ngôi nhà trong bản bị sập hoàn toàn vẫn đang trở thành nỗi ám ảnh. Những nếp nhà còn lại vẫn cheo leo bên triền sông Mã như có thể bị cuốn xuống dòng sông bất cứ lúc nào. Nguy hiểm hơn, ngọn đồi phía trên của bản có vết nứt rộng tới 1m chia đôi, như “chực” tụt xuống bao lấy hàng chục nóc nhà phía chân đồi nếu tiếp tục có mưa lớn dài ngày. Nếu tính cả phía triền sông ngay sát mép nước, cả bản Co Me có tới 154 hộ dân trong diện cần được di dời đến nơi ở mới an toàn. Ông Phạm Bá Thược, Trưởng bản Co Me, bày tỏ: Sau đợt mưa lũ làm cuốn trôi nhiều nhà, giờ dân bản rất hoang mang lo lắng. Tuy chính quyền huyện, tỉnh và các ngành liên quan đã có kế hoạch tái định cư cho một số hộ trong bản, nhưng đa phần các hộ đều muốn sớm di dời.

Mong muốn được tái định cư không chỉ mới xuất hiện sau những thiệt hại của đợt mưa lũ gần đây, tại bản Xa Lắng của xã Thanh Xuân trong huyện, điều này đã trở thành nỗi trăn trở, hy vọng của hàng chục hộ dân trong bản từ năm 2014 đến nay. Được biết, khi xây dựng Nhà máy Thủy điện Hồi Xuân, dự báo sẽ tích nước nên bản Xa Lắng sẽ nằm trong vùng lòng hồ bởi mực nước sông Mã đoạn này sẽ dâng cao. Do vậy, 53 hộ dân trong bản đã có danh sách trong diện giải phóng mặt bằng nên phải di dời tái định cư để bảo đảm an toàn. Ngay sau đó, các hộ đã nhận bồi thường, ngóng chờ ngày được di chuyển đến nơi ở mới đã được quy hoạch trên cao hơn. Tuy nhiên, đến nay, phía chủ đầu tư và các bên liên quan vẫn chưa hoàn thành mặt bằng tái định cư cho các hộ. Đợt mưa lũ hồi tháng 8 vừa qua, trong bản có tới 30 ngôi nhà của những hộ ở dưới thấp giáp sông bị nhấn chìm, trong đó 7 nhà bị hư hỏng không thể khắc phục, 1 nhà bị cuốn trôi khi cơn lũ đi qua.

Theo thống kê mới đây của UBND huyện Quan Hóa, toàn huyện hiện có hơn 1.000 hộ dân đang sống trong những vùng nguy hiểm, cần được di dời tái định cư. Bức xúc nhất là tại các xã Trung Thành, Trung Sơn và Thành Sơn. Gần đây, huyện đã và đang triển khai mặt bằng 6 điểm tái định cư để di dời các hộ trong diện cực kỳ bức thiết, mất nhà sau lũ, tuy nhiên nhu cầu thực tế vẫn rất lớn. Với nguồn lực hiện tại, huyện và các xã khó có thể thực hiện, rất cần sự hỗ trợ của tỉnh và các ngành liên quan để dần di chuyển các hộ đến nơi ở mới an toàn.



Từ khóa:Tái định cư

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

1 bình luận

 Nguyễn văn Lừng - 18:19 13/03/19

 Trả lời

Chúng tôi muốn tiếp cận và muốn tuyển dụng tất cả các hộ này vào lập nghiệp tại tỉnh Gia Lai được không?

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]