(Baothanhhoa.vn) - Vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là nhắn tin hay lướt web là hành động hết sức nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sử dụng điện thoại khi lái xe - ẩn họa khôn lường

Sử dụng điện thoại khi lái xe - ẩn họa khôn lường

Người tham gia giao thông vẫn chủ quan sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện.

Vừa lái xe, vừa sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là nhắn tin hay lướt web là hành động hết sức nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông.

Ghi nhận thực tế trên các tuyến đường TP Thanh Hóa cho thấy, tình trạng người điều khiển ô tô, xe máy sử dụng điện thoại vẫn còn rất phổ biến. Nhiều người cứ “dán mắt” vào điện thoại đọc tin nhắn nên không thể quan sát được phương tiện trước mặt, sau lưng, bên cạnh đang lưu thông. Đã có người vì mải mê nghe điện thoại mà qua đường thiếu quan sát, chuyển hướng không báo hiệu, đèn đỏ quên dừng lại... gây bất bình cho những người điều khiển phương tiện cùng lưu thông. Hằng ngày, đi chợ mua thực phẩm tại chợ Điện Biên, chị Nguyễn Thị H., trú tại phường Điện Biên (TP Thanh Hóa) lắc đầu ngao ngán: “Mỗi lần qua đường để vào chợ, tôi cảm thấy rất khó chịu vì có rất nhiều người, một tay bấm điện thoại, một tay lái xe. Tôi thấy hành động này rất nguy hiểm, do vậy, tôi mong mọi người cùng có ý thức, khi lái xe không nên dùng điện thoại”. Còn anh Lê Văn Tuấn, người có nhiều năm hành nghề lái xe ôm ở gần khu vực Trường THPT chuyên Lam Sơn, cho biết: “Gần 10 năm rong ruổi ngoài đường nên tôi từng chứng kiến nhiều vụ tai nạn xảy ra đối với người vừa điều khiển xe gắn máy vừa nghe điện thoại. Thậm chí có những vụ người lái tự tông xe vào vật chắn, hay lao thẳng vào xe tải đang dừng ở bên đường...”

Theo đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh cho biết: Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về số vụ tai nạn giao thông xảy ra khi người dân vừa điều khiển phương tiện vừa sử dụng điện thoại, nhưng thực tế đã xảy ra không ít vụ tai nạn do hành vi này. Sử dụng điện thoại không đúng chỗ không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là biểu hiện thiếu văn hóa khi tham gia giao thông, gây mất an toàn giao thông. Nguy hiểm hơn, thói quen này còn tạo cơ hội cho các đối tượng cướp giật tài sản và đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến không ít vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt từ 600 đến 1 triệu đồng đối với người sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi đang điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy; xử phạt từ 1 đến 2 triệu đồng đối với người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe ô tô chạy trên đường... Dù các mức phạt hết sức rõ ràng và tình trạng sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông vẫn còn diễn ra khá phổ biến, nhưng lực lượng chức năng mới chỉ xử phạt rất ít trường hợp, trong đó chủ yếu là các trường hợp đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà còn gây nguy hiểm cho bản thân và những người đang lưu thông trên đường. Do đó, để góp phần giảm tai nạn giao thông các tài xế không nên sử dụng điện thoại trong quá trình lái xe. Khi cần sử dụng điện thoại, tài xế có thể dừng xe ven đường để nghe, gọi. Các lực lượng chức năng cũng cần tích cực vào cuộc, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, mỗi người dân khi tham gia giao thông hãy tự giác bỏ thói quen nguy hiểm này để tránh những hiểm họa khôn lường có thể xảy ra.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]