Dự án hồ chứa nước Bản Mồng - công trình thủy lợi, thủy điện lớn, có vai trò quan trọng đối với tỉnh Nghệ An đang được xây dựng. Theo kế hoạch, công trình sẽ chặn dòng vào cuối năm 2020 khiến nước vùng thượng lưu lòng hồ dâng cao, sẽ làm ngập lụt bản Thanh Sơn, xã Thanh Hòa của huyện Như Xuân. Dự án tái định cư cho 120 hộ dân của bản vùng sâu này cần được đẩy nhanh tiến độ để sớm ổn định cuộc sống cho bà con trước khi tình trạng ngập lụt xảy ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sớm triển khai dự án di dân xã Thanh Hòa

Dự án hồ chứa nước Bản Mồng - công trình thủy lợi, thủy điện lớn, có vai trò quan trọng đối với tỉnh Nghệ An đang được xây dựng. Theo kế hoạch, công trình sẽ chặn dòng vào cuối năm 2020 khiến nước vùng thượng lưu lòng hồ dâng cao, sẽ làm ngập lụt bản Thanh Sơn, xã Thanh Hòa của huyện Như Xuân. Dự án tái định cư cho 120 hộ dân của bản vùng sâu này cần được đẩy nhanh tiến độ để sớm ổn định cuộc sống cho bà con trước khi tình trạng ngập lụt xảy ra.

Sớm triển khai dự án di dân xã Thanh Hòa

Nhiều hộ dân bản Thanh Sơn, xã Thanh Hòa (Như Xuân) phải tái định cư khi hồ Bản Mồng tỉnh Nghệ An chặn dòng.

Dự án ở tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa bị ảnh hưởng

Từ tháng 5–2009, Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định 1478/QĐ-BNN-XD, sau đó phê duyệt bổ sung để điều chỉnh thiết kế và quy mô vào tháng 6–2017. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.744 tỷ đồng này đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Đây là công trình thủy lợi, thủy điện quan trọng của tỉnh Nghệ An bởi theo thiết kế, dự án có vai trò cấp nước tưới 18.670 ha đất nông nghiệp; cấp nước cho công nghiệp và dân sinh nhiều vùng của tỉnh Nghệ An; chia nước cho sông Cả về mùa kiệt; đồng thời, phát điện với công suất khoảng 45 kW. Sau khi chặn dòng, công trình cũng góp phần cắt và giảm một phần lũ của sông Hiếu; vùng lòng hồ rộng lớn phía thượng nguồn sẽ là nơi nuôi trồng thủy sản nước ngọt tiềm năng, góp phần bảo vệ môi trường và tạo nên tiềm năng phát triển du lịch...

Trước đây, trong các nghiên cứu và thuyết minh của dự án, không thấy nói tới phần ảnh hưởng bên phía tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, từ sau khi được phê duyệt điều chỉnh quy mô (tháng 6–2017), nâng cao trình đập lên tới +78,9 m, thì sự ảnh hưởng đến bản Thanh Sơn của xã Thanh Hòa mới được đề cập. Theo đó, các bên liên quan như các nhà thầu thi công, ban quản lý dự án cũng như chính quyền 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đều ít nhiều bị động trong việc giải quyết vấn đề. ­Sau khi có sự vào cuộc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bên liên quan cùng chính quyền các địa phương đã có những bàn bạc, tìm phương án giải quyết. Xét thấy tầm quan trọng từ công trình trọng điểm của tỉnh bạn, phía tỉnh Thanh Hóa đã đồng ý phương án tái định cư, di chuyển 120 hộ dân của bản Thanh Sơn đến nơi ở mới. Người dân địa phương trong vùng ảnh hưởng cũng đồng tình phương án này sau khi được gặp gỡ, vận động của các bên liên quan cũng như UBND huyện Như Xuân.

Theo dự kiến, từ tháng 1–2020, nước sông Hiếu sẽ được chặn lại một phần, đưa cao trình hồ chứa lên +55 m nên chưa ảnh hưởng đến bản Thanh Sơn. Từ cuối năm 2020, mực nước hồ sẽ dần dâng cao từng bước theo quy trình tích nước và từ mùa mưa lũ năm 2021 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 120 hộ dân ở bản Thanh Sơn. Khi mực nước hồ lên đến cao trình +71,86 m, toàn bộ diện tích 702,06 ha gồm toàn bộ không gian sinh sống và sản xuất bản Thanh Sơn sẽ ngập lụt, phải di dời.

Cần đẩy nhanh tiến độ

Theo rà soát và những tính toán mới nhất vào đầu năm 2019 của các bên liên quan, sẽ có gần 111 ha đất sản xuất nông – lâm nghiệp, gần 430 ha đất rừng, các công trình dân sinh, diện tích nuôi trồng thủy sản... của bản Thanh Sơn sẽ ngập trong nước. Mặt khác, toàn bộ đất sản xuất nông nghiệp không còn nên khả năng tái định cư tại chỗ là không hợp lý, cần di dời cả bản. Hơn nữa, Thanh Sơn là bản hẻo lánh, cách trung tâm xã Thanh Hòa tới 22 km nên gặp nhiều khó khăn, đa phần các hộ mong muốn được tái định cư đến nơi gần trung tâm hơn.

Tại cuộc làm việc giữa đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với đại diện 2 tỉnh, các đơn vị liên quan vào trung tuần tháng 3 vừa qua, các bên đã đồng ý để UBND huyện Như Xuân làm chủ đầu tư dự án di dân bản Thanh Sơn này. Hiện tại, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cùng UBND huyện Như Xuân đã khảo sát, dự kiến xây dựng khu tái định cư tại xã Xuân Hòa gần đường Hồ Chí Minh, lại còn nhiều quỹ đất sản xuất để thuận lợi cho các hộ phát triển kinh tế bền vững.

Theo báo cáo từ UBND huyện Như Xuân, huyện đã và đang tiến hành kiểm kê tài sản, trích đo diện tích các loại đất và làm thủ tục liên quan đến công tác bồi thường cho các hộ dân trong thôn. Tuy nhiên, hiện phát sinh một số khó khăn, trong đó có việc nhiều diện tích rừng phòng hộ bị ngập, nay muốn thay đổi thành đất hồ phải báo cáo và chờ ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Với việc thành lập khu tái định cư mới, phải cần nhiều thời gian nếu triển khai đúng các quy trình thủ tục. Chẳng hạn, mất 2 tháng để lập quy hoạch 1/500, nửa tháng cho trích đo, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mất 1 tháng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt về các thủ tục liên quan, nhiều thời gian cho công tác đấu thầu, thực hiện dự án và mất khoảng 4 tháng cho công tác xây dựng tái định cư, đường giao thông, đường điện...

Nếu làm theo đúng các trình tự, cộng với những khó khăn vướng mắc phát sinh, rất có thể dự án di dân tái định cư này sẽ không kịp khi hồ Bản Mồng tích nước lên cao trình +71,86 m. Để dự án di dân bản Thanh Sơn sớm về đích, trách nhiệm chính thuộc về UBND huyện Như Xuân, song cần có sự vào cuộc hỗ trợ từ các sở, ngành liên quan của tỉnh, nhất là đẩy nhanh thời gian giải quyết các thủ tục theo quy định.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]