(Baothanhhoa.vn) - “Phải làm gì với thứ này, phải làm sao cho người dân không đốt nữa, phải làm sao cho họ canh tác bền vững hơn, phải làm sao để họ có được nguồn thu thêm từ những phế phẩm này và phải làm thế nào để mình có thể kiếm tiền được từ những cái này?..” là những câu hỏi đã thôi thúc những người trẻ như Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Thị Hồng (Thạch Thành) hiện thực hóa ý tưởng sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch - từ ý tưởng đến hiện thực

“Phải làm gì với thứ này, phải làm sao cho người dân không đốt nữa, phải làm sao cho họ canh tác bền vững hơn, phải làm sao để họ có được nguồn thu thêm từ những phế phẩm này và phải làm thế nào để mình có thể kiếm tiền được từ những cái này?..” là những câu hỏi đã thôi thúc những người trẻ như Nguyễn Hữu Minh, Nguyễn Thị Hồng (Thạch Thành) hiện thực hóa ý tưởng sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

Sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch - từ ý tưởng đến hiện thực

Sản phẩm tinh dầu thiên nhiên từ phế phẩm nông nghiệp được trưng bày, giới thiệu bán buôn, bán lẻ tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh.

Ý tưởng về sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch là dự án sử dụng các phế phẩm như lá, bẹ của cây sả chanh để xử lý, đem chưng cất lấy tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước truyền thống. Phương pháp này cho giá thành sản xuất rẻ mà chất lượng sản phẩm tinh dầu vẫn bảo đảm. Khi triển khai thực hiện, dự án sẽ đem lại lợi ích lớn về kinh tế cho doanh nghiệp và đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế địa phương, đồng thời góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao dân trí cho cộng đồng bà con các dân tộc miền núi huyện Thạch Thành. Dự án thành công góp phần giải quyết các vấn đề về lãng phí tài nguyên sau thu hoạch, giảm thiểu bạc màu đất canh tác, thay đổi thói quen trong canh tác sả thương phẩm của người dân trong vùng nguyên liệu một cách hiệu quả. Đồng thời, đem đến cho người tiêu dùng 1 dòng sản phẩm hoàn toàn thiên nhiên và nguyên chất, có giá trị sử dụng cao, mang đến cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ tinh dầu một nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, dự án cũng hướng tới việc nâng cao tính bền vững trong canh tác sả chanh cho người dân thông qua hoạt động tái cung cấp nguồn mùn hữu cơ từ rác thải sau chưng cất tinh dầu nên nhận được sự đón nhận và gắn kết tích cực từ phía người dân trong vùng nguyên liệu. Cách thức thu mua nguyên liệu của dự án cũng khác so với các công ty khác, thay vì thu mua tại xưởng thì dự án có 1 đội ngũ công nhân sẽ tiến hành thu mua tại đồi của người dân, người dân không phải mất công sức thu gom, vận chuyển mà vẫn có thêm thu nhập.

Hiện thực hóa ý tưởng, anh Nguyễn Hữu Minh, chia sẻ: Mỗi lần về quê, lên thăm đồi sả thấy người dân quê mình đang canh tác rất thiếu bền vững và theo thời gian thì đất đai sẽ ngày càng bị xói mòn, bạc màu. Hơn nữa, sau mỗi vụ thu hoạch người dân đã bỏ lại trên đồi 1 lượng lớn lá sả hoặc đem đốt bỏ gây lãng phí. Với những suy nghĩ “Phải làm gì với thứ này, phải làm sao cho người dân không đốt nữa, phải làm sao cho họ canh tác bền vững hơn, phải làm thế nào để họ có được nguồn thu từ những phế phẩm này và phải làm thế nào để mình có thể kiếm tiền được từ những cái này...”? đã luôn thôi thúc tôi. Trong những chuyến công tác tại Huế, Quảng Trị, Hòa Bình, tôi phát hiện ở những nơi này người dân dùng lá tràm, sả để chưng cất tinh dầu rất nhiều. Sau mỗi chuyến công tác tôi đều xin nghỉ 1 đến 2 ngày để đến những lò chưng cất tinh dầu quan sát, xem cách họ làm, học hỏi kinh nghiệm. Từ đấy tôi ấp ủ ý tưởng sẽ sản xuất tinh dầu sả chanh tại quê hương mình. Tháng 8-2016, tôi bắt tay vào làm thử nghiệm với nồi chưng cất nhỏ, mỗi lượt nấu chỉ được 2 tạ và cho ra khoảng 500ml tinh dầu. Sản phẩm ban đầu với số lượng ít ỏi tôi dùng để tặng và bán lẻ. Lần đầu thử nghiệm thành công đã thôi thúc tôi lập kế hoạch cho việc sản xuất và kinh doanh. Tháng 2-2017, tôi quyết định đầu tư hệ thống chưng cất lớn hơn và hoàn toàn bằng inox, sau 2 tháng sản xuất đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên. Tháng 8-2017, tôi quyết định lắp đặt thêm 1 hệ thống chưng cất lớn hơn với công suất 1 ngày chưng cất được 1,5-2 tấn lá, cho ra sản lượng từ 3-5kg tinh dầu. Thời điểm này tôi bắt đầu nhận được các đơn đặt hàng từ Hà Nội, Ninh Bình, Huế. Tháng 11- 2017, tôi quyết định thành lập Công ty TNHH Thương mại tinh dầu Minh Hồng, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm và hoàn thiện về mặt pháp lý để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Công ty sau khi đi vào hoạt động trên địa bàn đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên chiếm ưu thế về vùng nguyên liệu rộng lớn với gần 500 ha. Năm 2017, công ty sản xuất ra 300 lít tinh dầu và 5.989 sản phẩm đóng chai. Năm 2018 sản xuất được 400 lít tinh dầu trong đó sử dụng 61 lít cho khoảng 3.765 sản phẩm đóng chai. Năm 2019, công ty dự kiến sẽ sản xuất được 600 lít tinh dầu. Các sản phẩm đóng lọ sẽ tùy thuộc vào các đơn hàng của khách, tuy nhiên dự kiến sẽ sản xuất khoảng 7.400 lọ tương ứng với 121 lít tinh dầu. Hiện nay, ngoài lượng khách hàng mua lẻ, công ty đã xây dựng được hệ thống phân phối gồm 1 tổng đại lý khu vực Tây Nguyên và các đại lý ở một số tỉnh.

Với hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc, tin rằng từ ý tưởng đến hiện thực dự án sản xuất tinh dầu thiên nhiên từ phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch sẽ tiếp tục tạo nên một bước phát triển cao cho ngành công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị sản xuất, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thế mạnh của tỉnh Thanh Hóa.

Bài và ảnh: Lê Phượng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]