(Baothanhhoa.vn) - Một mùa xuân mới đã tới, không khí đón xuân đã rộn ràng trên khắp các bản, làng của vùng cao xứ Thanh. Mỗi một dân tộc, mỗi một địa phương đều có những màu sắc, đặc điểm riêng nhưng tựu chung lại là tinh thần phấn khởi, vui tươi, chuẩn bị đón một cái Tết cổ truyền của dân tộc với khí thế và những hy vọng, mong muốn về những điều tốt đẹp nhất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Rộn ràng không khí vui xuân , đón tết Kỷ Hợi của người dân vùng cao xứ Thanh

Một mùa xuân mới đã tới, không khí đón xuân đã rộn ràng trên khắp các bản, làng của vùng cao xứ Thanh. Mỗi một dân tộc, mỗi một địa phương đều có những màu sắc, đặc điểm riêng nhưng tựu chung lại là tinh thần phấn khởi, vui tươi, chuẩn bị đón một cái Tết cổ truyền của dân tộc với khí thế và những hy vọng, mong muốn về những điều tốt đẹp nhất.

Rộn ràng không khí vui xuân , đón tết Kỷ Hợi của người dân vùng cao xứ Thanh

Người dân mua sắm chuẩn bị tết Nguyên đán Kỷ Hợi tại chợ Tén Tằn (Mường Lát).

Thị trấn Mường Lát những ngày cuối năm Mậu Tuất khá sôi động, nhất là kể từ ngày đưa ông Công, ông Táo về trời. Ngày nào cũng có hàng chục chuyến xe chở hàng hóa Tết từ dưới xuôi lên để phục vụ nhu cầu của đồng bào. Ngoại trừ những cành đào rừng, đào đá vốn là “đặc sản” của mảnh đất Tây Tiến này được bày bán khắp nơi, thì những cây quất, chậu hoa lan, hoa cúc và nhiều loại hoa khác được đưa từ dưới xuôi lên đã tô điểm thêm những gam màu sặc sỡ cho không khí chuẩn bị đón xuân mới Kỷ Hợi của đồng bào các dân tộc nơi đây. Dưới những tia nắng lấp lánh của buổi sớm mai, những cô gái, chàng trai trong sắc phục truyền thống rất đặc trưng của dân tộc Mông đổ về phố huyện, tung tăng sắm Tết đã làm nên bức tranh đẹp, sinh động và tràn đầy sức sống, sắc xuân ở một vùng đất xa xôi, khó khăn nhất của tỉnh Thanh. Chị Sùng Thị Mai ở bản Pom Khuông, xã Tam Chung tất bật chọn những nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình mình trong dịp tết này. Chị cho biết: Theo phong tục của người Mông, gia đình chúng tôi sẽ làm bánh dầy từ nếp nương để ăn tết, kèm theo đó là các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, một số loại rau… Do ảnh hưởng của đợt mưa bão cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2018 vừa qua, gia đình chỉ thu hoạch được 1 ít nếp nương, do đó vẫn còn thiếu nên tôi vẫn phải mua bổ sung thêm gạo nếp đủ dùng trong những ngày Tết. Gia đình chúng tôi cũng đã chuẩn bị những can rượu ngô rất đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông để bổ sung vào mâm cơm những ngày tết”.

Rộn ràng không khí vui xuân , đón tết Kỷ Hợi của người dân vùng cao xứ Thanh

Ai cũng tranh thủ chọn cho mình những món hàng chuẩn bị Tết.

Được biết, cứ vào dịp Tết nguyên đán hàng năm, người Mông có phong tục “ăn tết cả tháng”. Tùy điều kiện của từng gia đình, đều có sự chuẩn bị khá chu đáo từ mâm cỗ, trang trí nhà cửa, cho tới những bộ teang phục rất đẹp của người Mông, chuẩn bị tham gia giao duyên, các hoạt động văn nghệ, TDTT. Ông Phạm Văn Sơn, Chánh văn phòng UBND huyện Mường Lát cho biết: Ngay từ cuối năm 2018, song song với việc tiếp tục khắc phục hậu của của đợt mưa lũ, huyện đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch ổn định và bảo đảm đời sống để nhân dân trên địa bàn vui tươi, phấn khởi đón tết cổ truyền. Huyện đã chỉ đạo tất cả các xã, thị trấn rà soát, kịp thời hỗ trợ cho các hộ, các khẩu thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, không để bất cứ gia đình, người dân nào thiếu đói. Huyện cũng chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa tết về tới tận thôn, bản phục vụ nhu cầu của bà con dịp Tết Kỷ Hợi này. Huyện cũng chỉ đạo các xã, đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT để tạo sự vui tươi, phấn khởi cho đồng bào các dân tộc vui xuân, đón tết”.

Chợ phiên phố Đòn (xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước) những phiên cuối cùng của năm Mậu Tuất (vào ngày thứ năm và chủ nhật) thực sự sôi động và sặc sỡ sắc màu khi người dân nô nức đi mua sắm, chuẩn bị cho gia đình mình một cái tết đầm ấm, vui tươi. Ngay từ sáng sớm tinh mơ, khi tiếng gà gáy canh một vang lên giữa đêm đen thanh vắng, hàng trăm người dân từ các bản vùng cao đã í ới gọi nhau xuống chợ. Xa nhất phải kể đến người dân 3 bản Son – Bá – Mười, Kịt, Toong Hoong, họ phải vượt hơn 10 km đường rừng núi hiểm trở, gùi hàng hóa xuống họp chợ. Một số bản của Thành Sơn như Pả Pan, Eo Kén cũng phải đi bộ khoảng 3 giờ, hay dân xã Cổ Lũng phải dậy từ 5 giờ sáng, đi bộ 7 km mới tới nơi. Chợ phiên Phố Đòn mang nét đặc trưng của phiên chợ vùng cao với các mặt hàng tự cung tự cấp là chính yếu. Hàng hóa khá phong phú về chủng loại nhưng vào dịp các mặt hàng như Thổ cẩm, rượu cần, thịt lợn, gà, vịt, lá dong, nhiều loại ra, củ, quả là sản vật của địa phương.

Rộn ràng không khí vui xuân , đón tết Kỷ Hợi của người dân vùng cao xứ Thanh

Thổ cẩm là mặt hàng được bày bán khá phổ biến tại phiên chợ phố Đòn vào dịp Tết.

Những năm gần đây, phiên chợ phố Đòn cuối năm còn được bổ sung thêm nhiều loại hoa, cây cảnh như đào, quất, phong lan cùng nhiều loại hoa sặc sỡ. Điều làm nên điểm nhấn nhiều màu sắc nhất của đồng báo các dân tộc nơi đây đó chính là thổ cẩm – mặt hàng được bán phổ biến trong mỗi dịp tết tại đây. “Gia đình nào cũng vậy, bên cạnh việc mua sắm, chuẩn bị cho mâm cỗ tết đặc trưng của dân tộc Thái, Mường còn phải mua sắm những bộ trang phục thổ cẩm mới để đón Tết. Điều đáng mừng là Tết Kỷ Hợi này hàng hóa phục vụ nhân dân khá dồi dào, phong phú, không khí mua sắm tết của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Kinh tại phiên chợ phố Đòn rất sôi động. Điều này cho thấy, đời sống của đồng bào các dân tộc đã từng bước được nâng lên rõ rệt”. Ông Hà Nam Khánh, Bí thư Đảng ủy xã Lũng Niêm (Bá Thước) cho biết.

Không có các phiên chợ tết nhưng người Dao ở Cẩm Thủy lại có sự chuẩn bị rất riêng và chu đáo của mình cho Tết cổ truyền của dân tộc. Với phong tục “Tết năm cùng của mình”, ngày từ sau rằm tháng Chạp, người dân ở xã Cẩm Châu đã chuẩn bị cho mình những bó lá dong, thịt lợn để gói bánh và chuẩn bị mâm cỗ đủ đầy. Người Dao nơi đây không làm bánh chưng như thường lệ mà gói gia gia đình mình bánh ống – một loại bánh được làm gần giống như bánh tét. Gia đình nào cũng chuẩn bị một lượng lương thực, thực phẩm dồi dào để ăn tết. Thông qua các hoạt động thăm, chúc tết, mỗi gia đình đều phải chuẩn bị những mâm cỗ để thiết đãi khách trong những ngày tết kéo dài tới rằm tháng Giêng. Ở những vùng biên xứ Thanh như Yên Khương (Lang Chánh), Na Mèo (Quan Sơn), hình ảnh các chiến sỹ bộ đội, lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên và nhiều tổ chức đã cử các đoàn tới các thôn, bản khó khăn, cùng tổ chức các hoạt động chuẩn bị, vui đón tết với nhân dân. Hàng trăm tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm đã được chuyển tới các thôn, bản ở vùng cao xứ Thanh để bà con nhân dân có một cái tết đầm ấm, vui tươi. Hình ảnh những người lính, những cán bộ, đoàn viên thanh niên cùng tham gia gói bánh chưng...như tạo thêm điểm nhất ấn tượng cho bức tranh cho ngày Tết vùng cao xứ Thanh.

Rộn ràng không khí vui xuân , đón tết Kỷ Hợi của người dân vùng cao xứ Thanh

Những phiên chợ tết vùng cao đã sôi động và càng náo nhiệt hơn vào những ngày giáp tết Kỷ Hợi. Xen lẫn giữa sự ồn ào náo nức của các sạp hàng là thấp thoáng những bóng chàng trai, cô gái trong sắc phục của dân tộc mình đang vui tươi chơi tung còn, đánh đáo. Những bó lá dong, bình rượu cần, bộ quần áo thổ cẩm, chậu hoa, cành đào, cây quất đã tạo nên những sắc màu sặc sỡ cho núi rừng vùng cao xứ Thanh mùa xuân này. Hình ảnh đồng bào các dân tộc từ khắp các bản làng nô nức đi mua sắm Tết, trang trí nhà cửa đã cho thấy sắc xuân thực sự đã về với vùng cao xứ Thanh với sức sống, niềm tin và những hy vọng tốt đẹp trong năm mới Kỷ Hợi này.

Mạnh Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]