(Baothanhhoa.vn) - Bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh truyền vi rút sang người lành qua vết đốt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phương pháp hiệu quả trong phòng, chống sốt xuất huyết dengue

Bệnh sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Đây là bệnh dịch lưu hành địa phương ở Việt Nam. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh truyền vi rút sang người lành qua vết đốt.

Ở Việt Nam có hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus (tên thường gọi là muỗi vằn). Bệnh xảy ra quanh năm và có xu hướng tăng cao vào mùa mưa, hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh hiệu quả là chủ động diệt muỗi và bọ gậy.

Muỗi vằn thường sống trong nhà; hút máu chủ yếu vào sáng sớm, chiều tối; vật chủ ưa thích hút máu là con người; đẻ trứng trên thành các dụng cụ chứa nước tự nhiên và nhân tạo có ứ đọng nước mưa, nước máy, nước giếng khoan, giếng khơi từ 1 tuần trở lên. Thời gian sống của muỗi cái Aedes từ 20 đến 40 ngày; số lượng trứng/1 lần đẻ từ 60-100 trứng, tỷ lệ sống từ trứng đến muỗi trưởng thành đạt gần 60% và ở điều kiện thuận lợi, trứng muỗi có thể tồn tại đến 6 tháng, mỗi muỗi cái có thể đẻ tối đa 6-8 lần. Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành kéo dài 7-10 ngày. Nơi sinh sản và phát triển của muỗi vằn thường gắn liền với các dụng cụ chứa nước sinh soạt, dụng cụ phế thải tại mỗi hộ gia đình.

Trước những diễn biến của tình hình dịch trong nước cũng như Thanh Hóa, đến ngày 5-8-2018 toàn tỉnh ghi nhận 59 trường hợp nghi mắc SXHD tại 55 xã thuộc 19 huyện, các trường hợp mắc chủ yếu là nội địa với những ca mắc tản phát, chưa có bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên, điều kiện thời tiết tại Thanh Hóa hiện đang tạo môi trường thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển, môi trường này nằm trong cộng đồng. Để chủ động phòng, chống dịch SXHD bên cạnh việc tăng cường giám sát phát hiện sớm và tổ chức cách ly bệnh nhân, thì công tác tuyên truyền vận động hộ gia đình chủ động giải quyết thủy vực, diệt bọ gậy có vai trò rất quan trọng. Xử lý thủy vực sẽ hạn chế nơi sinh sản của muỗi trưởng thành, nơi sống của bọ gậy. Việc phòng và diệt bọ gậy, như: Thả cá, đậy nắp kín, thau rửa định kỳ hàng tuần, lật úp đối với các dụng cụ chứa nước; thường xuyên thu gom phế thải..., là những biện pháp đơn giản dễ thực hiện tại hộ gia đình. Giải quyết thủy vực có hiệu quả nhất vì loại bỏ tận gốc nguồn phát sinh muỗi trưởng thành là trứng muỗi và bọ gậy. Diệt bọ gậy bằng xử lý thủy vực sẽ an toàn, ít tốn kém hơn so với diệt muỗi trưởng thành vì hóa chất chỉ có hiệu quả diệt muỗi trong khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, để công tác giải quyết thủy vực, diệt bọ gậy ở hộ gia đình có hiệu quả, cấp ủy đảng, chính quyền cũng như các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương đặc biệt là ngành y tế cần tuyên truyền, vận động để người dân không còn tư tưởng ỷ lại mà chủ động tự giác thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy ngay tại gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả diệt bọ gậy, chính quyền địa phương cần chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể có liên quan thành lập các tổ xung kích thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát. Để thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch SXHD với khẩu hiệu “Không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết” cần phải có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng.


Ths. Mai Thị Lan (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]