Ngày 6/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động Trung ương và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2018 với chủ đề "Chủ động các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp".

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2018

Ngày 6/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động Trung ương và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2018 với chủ đề "Chủ động các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp".

Tham dự lễ phát động có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Nam; đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO); đại diện các doanh nghiệp và hơn 600 công nhân lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phát biểu tại lễ phát động, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng ban chỉ đạo Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động Trung ương đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai hiệu quả, thiết thực với mục tiêu chăm lo và bảo vệ sinh mạng và sức khoẻ người lao động, an sinh của người dân, vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và xã hội. Trong đó, các đơn vị, địa phương tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động; nâng cao chất lượng công tác huấn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận diện và đề ra giải pháp ngăn ngừa các nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng, kế hoạch hành động và triển khai thực hiện cụ thể; tăng cường phối hợp liên ngành, mở rộng triển khai các hoạt động an toàn vệ sinh lao động tới cấp cơ sở, trong khu vực có và không có quan hệ lao động, khu vực phi kết cấu, trong nông nghiệp, các làng nghề nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. [Mới chỉ 4 trong số gần 9.000 vụ tai nạn lao động bị khởi tố] Trong giai đoạn mới, Việt Nam đứng trước những thách thức và nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao động gia tăng, số doanh nghiệp và người lao động ngày càng nhiều; các ngành nghề mới, yếu tố nguy hiểm có hại do công nghệ, thiết bị, vật liệu, hóa chất mới ngày càng tăng. Ông Đào Ngọc Dung yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các vi phạm; đồng thời tổng kết, nhân rộng các mô hình đảm bảo an toàn vệ sinh lao động phù hợp với từng ngành, nghề, lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Các doanh nghiệp cần đầu tư, đổi mới sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, phòng chống cháy nổ; tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp… Người lao động cần tuân thủ đúng các nội qui, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn; kịp thời phản ánh với cơ quan chức trách hoặc kiên quyết từ chối hoặc rời bỏ công việc, nơi làm việc nếu thấy rõ các nguy cơ, sự cố mất an toàn vệ sinh lao động để tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp và gia đình. Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2018, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thước đo hiệu quả công tác tuyên truyền và chuyển biến nhận thức là những hành động cụ thể tại từng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố để khắc phục những hạn chế; chủ động thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, xây dựng văn hóa an toàn lao động, vì mục tiêu phát triển bền vững của từng doanh nghiệp cũng là phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá cao những tiến bộ mà Chính phủ Việt Nam đạt được qua việc triển khai Luật An toàn Vệ sinh lao động, những nỗ lực liên tục hướng tới xây dựng văn hóa an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, ông Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam cho rằng, mục tiêu cải thiện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động, trong đó có lao động trẻ đạt được nhờ nỗ lực đồng bộ của tất cả các bên, trong đó doanh nghiệp có trách nhiệm và vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo nơi làm việc an toàn và sức khỏe cho người lao động... Cũng tại lễ phát động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao Cờ thi đua và Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động an toàn vệ sinh lao động.../.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]