(Baothanhhoa.vn) - Sáng 10-5, UBND tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018

Sáng 10-5, UBND tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018.

Đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018.

Dự lễ phát động có đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành của tỉnh; Ban quản ký Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; đại diện lãnh đạo một số huyện, thị xã, thành phố và đông đảo công nhân lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh.

Trong năm 2017, các ban, ngành chức năng đã tổ chức triển khai kịp thời Luật an toàn vệ sinh lao động, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức ở các ngành, các cấp, nhất là người sử dụng lao động, người lao động trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phát biểu tại buổi lễ.

Trong năm 2017, các ban, ngành liên quan, các doanh nghiệp đã phối hợp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho 232 cán bộ công đoàn chủ chốt; 820 an toàn vệ sinh viên; tập huấn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại 639 cơ sở, doanh nghiệp với 30.374 lượt người tham gia. Phối hợp với các cơ sở, đơn vị nơi có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, quan trắc môi trường lao động. Tổ chức quan trắc môi trường lao động tại 128 cơ sở lao động phát sinh nhiều yếu tố độc hại. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động được tăng cường, năm 2017 đã thực hiện thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại 311 cơ sở, doanh nghiệp, kịp thời phát hiện sai sót để có biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên, tình hình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh vẫn còn những diễn biến phức tạp. Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh xảy ra 22 vụ tai nạn lao động, làm 17 người chết, 10 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của người sử dụng lao động chưa cao, không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; máy móc, thiết bị không bảo đảm; không tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động; không trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động. Bên cạnh đó, người lao động cũng vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cung cấp.

Với mục tiêu “bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn cho người lao động”, tỉnh Thanh Hóa phát động tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2018 với chủ đề: “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp”.

Công nhân của các doanh nghiệp tham gia lễ phát động.

Phát biểu tại lễ phát động, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận những chuyển biến rõ rệt trong công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực này còn đối mặt với không ít thách thức và nguy cơ mới, đó là: Các vụ tai nạn diễn ra ngày càng phức tạp, ý thức, kỷ luật lao động và tác phong của một bộ phận người lao động còn hạn chế; các yếu tố, nguy cơ mất an toàn do công nghệ, thiết bị, hóa chất mới gây ra ngày càng nhiều.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền yêu cầu các ngành, các cấp, người sử dụng lao động, người lao động tập trung làm tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau: Triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã được quy định trong Luật an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động về quy định của pháp luật lao động, các qui chuẩn, tiêu chuẩn, qui trình và biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động, trong đó chú trọng một số ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao như: Khai thác đá, xây dựng công trình, kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng, điện…Thực hiện tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các đơn vị vi phạm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, tuyên truyền để người lao động thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, tự giác các qui định về an toàn lao động; chủ động và tích cực tham gia cùng người sử dụng lao động trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động tại doanh nghiệp.


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]