(Baothanhhoa.vn) - Sinh ra có cha, có mẹ, đó là niềm hạnh phúc tột bậc của mỗi một con người. Thế nhưng, đâu đó quanh ta vẫn còn những em nhỏ vừa mới lớn lên đã là trẻ mồ côi, thậm chí không biết cha, mẹ mình là ai... Mất mát, thiệt thòi, nhưng nhiều em vẫn nỗ lực học tập với khát vọng có một tương lai tươi sáng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nuôi dưỡng khát vọng cho trẻ mồ côi

Sinh ra có cha, có mẹ, đó là niềm hạnh phúc tột bậc của mỗi một con người. Thế nhưng, đâu đó quanh ta vẫn còn những em nhỏ vừa mới lớn lên đã là trẻ mồ côi, thậm chí không biết cha, mẹ mình là ai... Mất mát, thiệt thòi, nhưng nhiều em vẫn nỗ lực học tập với khát vọng có một tương lai tươi sáng.

Nuôi dưỡng khát vọng cho trẻ mồ côi

Ngoài thời gian học bài, chị cả Tô Thị Thắm còn tranh thủ chỉ bảo thêm cho các em.

Là trẻ mồ côi bị bỏ rơi ngay từ khi còn đỏ hỏn, cháu Trần Thị Như Quỳnh được Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa đón nhận. 14 tuổi, cũng là 14 năm sinh sống tại làng, em được các mẹ, các dì nuôi nấng, dạy dỗ, trở thành người con ngoan, trò giỏi. Quỳnh tâm sự: Dù con chưa một lần biết mặt cũng như chưa có được sự chăm sóc của bố mẹ ruột nhưng con may mắn được sống và lớn lên trong nhà gia đình của Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa với sự chở che bao bọc, dạy dỗ của các dì, các mẹ – những người luôn coi con như con đẻ của mình, nuôi con khôn lớn từng ngày. Là con thứ 4 trong nhà gia đình có 9 chị em, Quỳnh luôn được mẹ, các chị ưu ái dành nhiều thời gian để con học bài, chinh phục tri thức, hiện thực hóa ước mơ về một tương lai tươi sáng. Đáp lại sự chăm sóc, em đã rất nỗ lực trong học tập, rèn luyện. Từ năm học lớp 1 đến lớp 7 em luôn là học sinh giỏi, được thầy cô, bạn bè ở trường tin yêu, quý mến, là tấm gương sáng để các bạn noi theo.

Có hoàn cảnh gia đình vô cùng éo le, cháu Tô Thị Thắm, 17 tuổi, ở xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) cùng 3 người em ruột là Tô Thị Thảo, 14 tuổi, Tô Thị Quỳnh, 12 tuổi và Tô Thị Như Thùy, 8 tuổi vào sống ở Làng Trẻ em SOS từ năm 2016. Với đôi mắt đượm buồn, Thắm kể lại: Mẹ bị bệnh ung thư gan, mất năm 2015, bố thường xuyên đau ốm, bệnh tật, ông bà nội lại già yếu, gia cảnh nghèo khó không đủ điều kiện nuôi các cháu ăn học nên bà đã gửi 3 chị em vào làng, út Thùy do còn quá nhỏ nên ông bà để em ở nhà chăm sóc. Sau 1 lần bà đưa Thùy lên thăm các chị, em đòi ở lại và bà đã đồng ý.

Mẹ Nguyễn Thị Hợi, người đang nuôi dưỡng 4 chị em Thắm cùng 5 người con khác tại nhà số 7 Hoa Phượng, Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa, cho biết: Buổi đầu, do tâm lý, nhớ nhà nên các con không muốn ở, bằng tình cảm, sự yêu thương, tôi đã giải thích, phân tích, dần dần các con tự nhận thấy đây chính là ngôi nhà thứ 2 ấm áp của mình nên rất nghe lời mẹ, chịu khó học hành. Thắm giờ đã là chị cả mẫu mực của 8 đứa em. Hằng ngày, ngoài thời gian học, Thắm giúp mẹ dọn nhà, nấu cơm, kèm cặp các em học bài.

Mới 3 tuổi, Nguyễn Thị Mai ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã mồ côi mẹ, 1 năm sau bố cũng bỏ em về với thế giới bên kia. Mai được bác ruột nuôi đến năm lên 7 thì gửi vào Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa. Mẹ Nguyễn Thị Minh Bích, người mẹ thứ hai của em chia sẻ: Mai là đứa trẻ ngoan, học giỏi, tình cảm, giao tiếp tốt, tự tin, khác hẳn khi mới vào. Lúc đó Mai nhỏ hơn rất nhiều so với tuổi, lại nhút nhát, hay khóc, khó gần. Bằng tình thương thực sự từ đáy lòng, tôi luôn động viên, khích lệ con gắn kết với các anh chị em trong nhà... Khi biết Mai có ước mơ sau này làm trong ngành y để vừa củng cố sức khỏe cho bản thân, vừa giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh, tôi đã động viên, khích lệ, dành quỹ thời gian nhiều nhất có thể cho con học với mong muốn sau này con có một công việc ổn định, có gia đình hạnh phúc thực sự cho riêng mình. Nhìn thấy các con của mình dần trưởng thành, sống vui vẻ, hạnh phúc tôi cũng thấy ấm lòng.

Sau 15 năm đi vào hoạt động, Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa đã chăm sóc, nuôi dưỡng 307 trẻ em, trong đó mồ côi cả cha và mẹ chiếm 40%; bị bỏ rơi 10%; mồ côi cha hoặc mẹ, không có người chăm sóc 40% và 10% trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Có 110 trẻ sống tại nhà gia đình, 15 trẻ lưu xá, 24 trẻ đang học đại học, 50 trẻ tự lập... Ông Lê Văn Ẩm, Giám đốc Làng Trẻ em SOS Thanh Hóa, cho biết: Trong số trẻ tự lập có 26 con đã lập gia đình. Hầu hết các cháu đều có cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Điều đáng mừng là các cháu đã chứng tỏ được bản thân là thanh niên thời đại: cần cù, năng động, chịu khó học hỏi. Hiện có cháu trưởng thành là chiến sĩ công an công tác tại TP Sầm Sơn, là cán bộ tòa án tối cao, là trưởng, phó phòng của một doanh nghiệp, chủ một Salon tóc... mỗi một đứa trẻ khi mới vào làng do bị thiệt thòi về tình cảm, kinh tế, có trẻ không được chăm sóc chu đáo, không được đi học nên rất rụt dè, tự ty hoặc sang chấn tâm lý... Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn về sống ở làng với chế độ sinh hoạt bảo đảm, các cháu được vui chơi, học tập, nghỉ ngơi hợp lý, các cháu dần phát triển, ổn định về tâm lý, tình cảm, sống cởi mở hơn. Đây cũng chính là động lực để những đứa trẻ mồ côi không ngừng nỗ lực cố gắng vượt qua mọi rào cản vươn lên biến ước mơ thành hiện thực.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

1 bình luận

 Vũ thị chung - 08:53 02/12/20

 Trả lời

Tôi muốn nhận nuôi 1 bé trai có được không

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]