(Baothanhhoa.vn) - Nhắc đến chị Lê Thị Khuyên, bà con thôn Hòa, xã Quảng Nham (Quảng Xương) đều khâm phục, bởi tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, trở thành một điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những nữ khách hàng tiêu biểu vay vốn tài chính vi mô Thanh Hóa

Những nữ khách hàng tiêu biểu vay vốn tài chính vi mô Thanh Hóa

Những nữ khách hàng tiêu biểu của TCVM Thanh Hóa.

Nhắc đến chị Lê Thị Khuyên, bà con thôn Hòa, xã Quảng Nham (Quảng Xương) đều khâm phục, bởi tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, trở thành một điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Sinh ra và lớn lên rồi lập gia đình ngay tại miền biển, chị Khuyên cùng chồng quyết theo nghề biển của quê hương. Vợ chồng chị thường xuyên chở cá từ xã Quảng Nham lên tận các huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc, Mường Lát để bán. Nhưng đường sá xa xôi, vất vả, chi phí tốn kém mà khoản thu nhập kiếm được chẳng là bao. Chị Khuyên bắt đầu tham gia chương trình vay vốn của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, do các chị em trong thôn giới thiệu. Với số vốn được vay là 3.000.000 đồng, chị bàn với chồng mua cá về làm mắm. Vốn là người vùng biển nên chị rất kỹ tính trong việc lựa chọn các loại cá tươi ngon để mắm có hương vị thơm ngon đặc trưng. Nhờ chịu thương, chịu khó cùng với kinh nghiệm lành nghề, sản phẩm mắm của gia đình chị nhanh chóng được thị trường chấp nhận. Sau đó, chị Khuyên tiếp tục tham gia chương trình vay vốn của TCVM Thanh Hóa, cùng với ít vốn dành dụm được, anh chị đầu tư mở thêm cửa hàng ăn nhỏ. Được vay vốn tiếp, chị Khuyên quyết định mở rộng quy mô làm mắm. Mỗi năm cơ sở của chị sản xuất 6 tấn mắm để phục vụ nhu cầu của người dân địa phương và cung cấp cho các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ. Mỗi tháng trừ chi phí, thu nhập từ làm mắm và cửa hàng ăn mang lại cho gia đình chị khoản tiết kiệm 4.000.000 đồng/tháng.

Chị Khuyên chia sẻ: “Thời gian tới, tôi vẫn tiếp tục tham gia vay vốn của TCVM Thanh Hóa, vì thấy sản phẩm cho vay và phương thức hoàn trả khoản vay rất phù hợp. Từ chương trình vay vốn, tôi đã học được cách tiết kiệm các khoản tiền dù là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, tôi còn có cơ hội gặp gỡ các chị em, trao đổi kinh nghiệm làm ăn cũng như những tâm tư trong cuộc sống”.

Ở tuổi trung niên, chị Lê Thị Bảy, trú tại thôn 2, xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa) là tấm gương cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trong xã. Chị Bảy tâm sự: “Từ khi được tạo điều kiện vay vốn và tư vấn chia sẻ cách thức làm ăn, cùng với nỗ lực không ngừng, gia đình tôi đã thoát nghèo. Không những kinh tế khấm khá hơn, mà tôi còn tạo việc làm cho các chị em phụ nữ khác trong thôn có cuộc sống ổn định”.

Trước đây, gia đình chị Bảy làm nghề nông, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, quanh năm bám vào mấy sào ruộng, kinh tế gia đình rất khó khăn. Cả hai vợ chồng phải đi làm thuê để kiếm thêm miếng cơm, manh áo cho các con nhỏ đang tuổi ăn học. Vợ chồng chị đã làm nhiều nghề để trang trải cuộc sống, song với số tiền thu nhập ít ỏi, chỉ đủ chi tiêu tạm thời qua ngày. Mong muốn có chút vốn để đầu tư chăn nuôi sản xuất, nhưng hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, trong nhà không có tài sản gì giá trị thế chấp để vay vốn từ ngân hàng. Được sự giới thiệu của chị em phụ nữ trong thôn, gia đình chị đã tiếp cận được vốn vay của TCVM Thanh Hóa. Vợ chồng bàn nhau mua vật liệu đóng gạch bằng thủ công. Dần dần, sản phẩm gạch của gia đình chị được nhiều người quan tâm sử dụng. Chị quyết định chuyển đổi từ mô hình thủ công sang mở xưởng chuyên sản xuất gạch không nung (gạch vồ) bằng máy, năng suất lao động tăng lên, chất lượng sản phẩm nâng cao, thị trường ngày càng mở rộng. Gia đình chị còn tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 5 lao động thời vụ, với mức lương từ 2.500.000 đồng đến 3.500.000 đồng/tháng.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở xã Công Liêm (Nông Cống), chị Minh đã sớm thôi học từ năm lớp 7, vào miền Nam làm công nhân may để có thể tự nuôi sống bản thân. Sau 10 năm bươn chải, chị lập gia đình với một người đồng nghiệp trong nhà máy. Chị yêu nghề may, nhưng cuộc sống của hai vợ chồng trẻ với đồng lương ít ỏi giữa thành phố xa lạ quá bấp bênh. Họ quyết định trở về quê nhà cùng nhau lập nghiệp. Mọi thứ khi mới bắt đầu đều rất khó khăn, chồng chị làm lao động tự do, ai cần việc gì thì gọi. Còn chị tìm đủ nghề kiếm sống, lúc thì bán bó rau, con cá, có khi đi thu lượm phế liệu, ve chai. Sau 2 năm làm việc cật lực mà vẫn chưa tìm được lối đi. Giữa lúc những khó khăn nhọc nhằn của miếng cơm, manh áo đời thường dường như đã nhấn chìm mọi mơ ước của cô gái trẻ, thì nghề may một lần nữa tìm đến chị. Một người bạn mở hiệu may mời chị đến làm thuê. Nhờ có năng khiếu và kinh nghiệm làm việc lâu năm, lại thêm tính nhẫn nại, chịu thương chịu khó, chị đã sớm được giữ vị trí trưởng nhóm may trong cửa hàng. Lúc này chị bắt đầu nhen nhóm ước mơ về một cửa hàng của riêng mình. Nhưng khó khăn trăm bề vẫn là thiếu vốn, dù chỉ là nguồn vốn thấp để trang bị máy may và nguyên liệu ban đầu cho một cửa hàng nho nhỏ. Chị đã nghĩ đến vay vốn ngân hàng, rồi mượn bạn bè, người thân nhưng lại tự ti với số phận nghèo hèn của mình nên không dám hỏi.

Giữa lúc đang ngổn ngang trăm mối, chị may mắn gặp một cán bộ tín dụng của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, trong buổi sinh hoạt phụ nữ tại thôn. Trong câu chuyện cởi mở, chân thành, chị được chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm, tháo gỡ các vấn đề mà chị em đang vướng mắc trong việc chăm sóc gia đình cũng như cách thức tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Chị được tư vấn, giới thiệu đến với nguồn vốn của TCVM Thanh Hóa - Chi nhánh Nông Cống. Sau đó, chị đã nhận được những đồng vốn nhỏ, đầy ý nghĩa, chứa đựng cả niềm mơ ước của chị và gia đình.

Ban đầu, mong muốn của chị chỉ là sử dụng cái nghề mà nhiều năm bươn chải đã có được để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Dần dần nhờ chịu thương chịu khó, uy tín chất lượng của cửa hàng được nâng lên, chị bắt đầu nhận được những đơn hàng lớn hơn, như may đồng phục học sinh cho các trường, may gia công với số lượng lớn. Chồng chị cũng về làm ngay tại cửa hàng, anh có kinh nghiệm cắt may công nghiệp bằng máy chuyên nghiệp nên hỗ trợ được rất nhiều cho chị. Những thành công ban đầu đã chắp cánh cho ước mơ và dự định mới của chị. Chị đã mạnh dạn đề xuất mức vay cao hơn và đã được cán bộ tín dụng chi nhánh tư vấn hỗ trợ tận tình. Chị mở rộng cơ sở lên 12 máy may gia công, thuê cố định 16 nhân công. Xưởng may hoạt động đều đặn suốt bốn mùa, không lúc nào ngơi tay. Sản phẩm cũng ngày càng đa dạng, uy tín được khẳng định trên thị trường. Cuộc sống gia đình chị nhờ đó cũng dần được cải thiện, lại hỗ trợ việc làm, thu nhập ổn định cho các chị em nghèo trong thôn, xã.

Với mục tiêu hoạt động vì sự phát triển cộng đồng, nhiều năm qua, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã trở thành người bạn đồng hành của nhiều chị em và hộ gia đình có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Bằng việc cung cấp các sản phẩm tín dụng nhỏ, cho phép thành viên được vay vốn với thủ tục nhanh chóng thuận tiện, không yêu cầu thế chấp, thực hiện thu phát vốn ngay tại thôn, phố. Các sản phẩm đa dạng dành cho tất cả các đối tượng hộ nghèo, hộ thu nhập thấp, công nhân, viên chức và đặc biệt khuyến khích các chị em tham gia vay vốn, cải thiện đời sống gia đình. Nhờ vay vốn của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngọc Anh


Ngọc Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]