(Baothanhhoa.vn) - Hơn ai hết, những người thầy thuốc, người cán bộ y tế luôn thấu hiểu: Máu là thành phần không thể thiếu của mỗi cơ thể sống, song máu cũng là một “thần dược” được dùng để cấp cứu, điều trị, giúp nhiều người bệnh thoát khỏi tay tử thần. Máu vẫn là cứu cánh trong các trường hợp điều trị các bệnh về máu, mất máu do chấn thương, mất máu trong phẫu thuật...Vì vậy các cơ sở y tế đã và đang rất cần một nguồn máu ổn định, đủ để sử dụng thường xuyên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhân rộng phong trào “Giọt hồng blouse trắng”

Hơn ai hết, những người thầy thuốc, người cán bộ y tế luôn thấu hiểu: Máu là thành phần không thể thiếu của mỗi cơ thể sống, song máu cũng là một “thần dược” được dùng để cấp cứu, điều trị, giúp nhiều người bệnh thoát khỏi tay tử thần. Máu vẫn là cứu cánh trong các trường hợp điều trị các bệnh về máu, mất máu do chấn thương, mất máu trong phẫu thuật...Vì vậy các cơ sở y tế đã và đang rất cần một nguồn máu ổn định, đủ để sử dụng thường xuyên.

Hằng năm tại các bệnh viện ở tỉnh Thanh Hóa cần tới hàng chục ngàn đơn vị máu để cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Số lượng máu này chủ yếu có được dựa vào những đợt hiến máu tình nguyện, do ban vận động hiến máu nhân đạo tỉnh tổ chức. Do đó nguồn máu dự trữ tại các bệnh viện luôn trong tình trạng thiếu và không chủ động.

Để có nguồn máu đáp ứng nhu cầu tại các cơ sở điều trị, từ nhiều năm nay phong trào hiến máu tình nguyện đã phát huy, nhiều địa phương, cơ quan, đoàn thể, trường học hưởng ứng tham gia tích cực, số lượng máu thu nhận được từ nguồn hiến máu tình nguyện luôn có vai trò chủ đạo cung cấp máu cho các cơ sở điều trị trong tỉnh.

Cán bộ y tế - những người khoác trên mình chiếc áo blouse trắng hơn ai hết cảm nhận sâu sắc sự kỳ diệu của từng giọt máu hồng đem lại sự sống cho biết bao con người. Và chính họ cũng biết rằng với một người trưởng thành có sức khỏe bình thường, mỗi năm hiến 1-2 đơn vị máu sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ lẽ đó nhiều cán bộ, nhân viên trong ngành y tế đã sẵn sàng, tự nguyện hiến tặng những giọt máu hồng của chính mình để cấp cứu điều trị cho bệnh nhân. Những hành động đó đã tạo thành một phong trào, một nghĩa cử cao đẹp mà mỗi cán bộ y tế luôn hướng tới - đó chính là phong trào “Giọt hồng blouse trắng”.

Từ nhiều năm nay phong trào này được duy trì và nhân rộng, từ mầu trắng của chiếc áo blouse và những giọt máu hồng của những người cán bộ y tế đã đến được với người bệnh. Năm 2017, ban vận động hiến máu nhân đạo tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 41 đợt hiến máu và đã thu nhận 20.317 đơn vị máu, trong đó riêng các đơn vị y tế tuyến tỉnh đã có 1.304 đơn vị máu (chiếm 6,41%). 6 tháng đầu năm nay, ngành y tế hiến tặng 1.600 đơn vị máu (chiếm khoảng hơn 10% kế hoạch toàn tỉnh). Như vậy có thể khẳng định ngành y tế luôn luôn có số lượng máu hiến nhiều nhất, nhiều đơn vị y tế có lượng máu hiến vượt chỉ tiêu.

Có được điều đó, ngoài xuất phát từ nhận thức của mỗi y, bác sĩ, điều dưỡng viên và cán bộ, viên chức trong ngành xem việc hiến máu là tự nguyện là việc làm nhân đạo, ban vận động hiến máu tình nguyện ngành y tế thường xuyên tuyên truyền, vận động và xây dựng kế hoạch cụ thể, huy động máu vào các thời kỳ cao điểm cần nhiều máu trong cấp cứu điều trị, nhưng lại khó huy động máu từ các đơn vị khác như dịp lễ tết, đầu mùa hè... Từ đó các đơn vị đã chủ động trong huy động người hiến máu cũng như các đơn vị chuyên môn đảm bảo thu nhận máu đạt kết quả cao nhất.

Theo tính toán từ các nhà khoa học, tỉnh Thanh Hóa với số dân 3,6 triệu người, thì cần một lượng máu dự trữ tương đương 180.000 đơn vị máu và theo kế hoạch Trung ương giao năm 2018, tỉnh Thanh Hóa cần huy động 15.000 đơn vị máu. Vì vậy nhiều khi tỉnh vẫn cần hỗ trợ nguồn máu từ Trung ương. Đây thực sự là một khó khăn cho các bệnh viện, nhất là tại những thời điểm cần số lượng máu nhiều. Do đó, chỉ với phong trào “Giọt hồng blouse trắng” chắc chắn sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế, vì vậy rất cần sự tham gia của nhiều mầu áo khác. Hiện tại các đợt hiến máu tình nguyện mới chỉ tập trung vào những đợt cao điểm ra quân theo phong trào, đặc biệt là tại chương trình “Hành trình đỏ kết nối dòng máu Việt”. Thành phần tham gia hiến máu ở các phong trào phần lớn là cán bộ, viên chức ở các cơ quan, đơn vị tuyến tỉnh, học sinh các trường học và ở một số địa phương với sự tham gia hưởng ứng chủ yếu của đoàn viên, thanh niên, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang.

Để tiếp tục duy trì và nhân rộng phong trào hiến máu tình nguyện, ban vận động hiến máu tình nguyện các cấp, các ngành cần tập trung triển khai nhiều nội dung thiết thực, như: Tăng cường công tác vận động cán bộ, đoàn viên, thanh niên và toàn dân tham gia hiến máu tình nguyện; tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết và ý nghĩa của hiến máu cứu người. Đồng thời Ban vận động hiến máu tình nguyện tỉnh xây dựng kế hoạch chỉ đạo và giám sát các đơn vị, các địa phương thực hiện tổ chức hiến máu tình nguyện trên địa bàn toàn tỉnh. Các đợt hiến máu tình nguyện cần được tổ chức chia đều cho các tháng, quý trong năm nhằm ổn định nguồn máu cung cấp cho các cơ sở điều trị, tránh tình trạng “no dồn, đói góp”. Trên thực tế, nhiều địa phương, đơn vị trong tỉnh đã xây dựng phong trào hiến máu tình nguyện trở thành hoạt động thường quy, nhiều tổ chức, nhiều cá nhân đã tình nguyện hiến máu mỗi khi có dịp.

Tuy nhiên, trong cộng đồng, nhiều người vẫn còn e ngại hiến máu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, điều đó hoàn toàn không đúng. Y học đã khẳng định: Một người trưởng thành có sức khỏe bình thường, mỗi năm hiến máu từ một đến hai lần (mỗi lần 1 đơn vị máu tương đương 250 ml) sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tại Thanh Hóa có một số người đã hiến máu tới hàng trăm lần và sức khỏe của họ vẫn bình thường.

Để khắc phục tình trạng này, cần nhân rộng phong trào hiến máu tình nguyện, tổ chức nhiều đợt phát động hiến máu tình nguyện thường xuyên hơn để nhiều người có cơ hội hiến máu. Về phía chuyên môn, các cơ sở y tế cần đầu tư trang thiết bị cho các khoa huyết học, để luôn có đủ phương tiện thu gom lưu trữ máu đảm bảo chất lượng. Về nguồn cung cấp tốt nhất cần có một mô hình “ngân hàng máu sống”, mỗi người có tấm lòng nhân đạo hãy xem như mình đã được hiến máu và bệnh viện đang gửi máu ở chính cơ thể bạn nhờ bạn “bảo quản”, khi có nhu cầu bạn sẵn sàng “xuất kho” ngay. Mọi người nên thường trực ý thức “hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp” - có như vậy nguồn máu mới chủ động và đảm bảo chất lượng, khi đến người bệnh phát huy tác dụng.

Tri Thức

(Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]