(Baothanhhoa.vn) - Chúng tôi có dịp tới thăm cơ sở sản xuất đèn lồng của chị Nguyễn Thị Nguyệt, xã Hoằng Trạch (Hoằng Hóa) vào một ngày cuối năm. Vừa bước chân vào ngõ, chúng tôi đã bắt gặp không khí lao động khẩn trương, tấp nập của những chị em phụ nữ nơi đây, người đan đèn, người cẩn thận xếp đèn thành chồng... Chị Nguyễn Thị Nguyệt dáng người nhỏ nhắn, mái tóc đen dài óng ả, ở chị toát lên sự dịu dàng, chịu thương, chịu khó. Đôi bàn tay “vàng” của chị đang cẩn thận chỉnh lại những chiếc đèn lồng mà người làm công vừa hoàn thiện sao cho thật ưng ý rồi mới xếp lên phản để kịp thời giao hàng cho Công ty TNHH Quốc Đại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người phụ nữ phát triển nghề đan đèn lồng

Chúng tôi có dịp tới thăm cơ sở sản xuất đèn lồng của chị Nguyễn Thị Nguyệt, xã Hoằng Trạch (Hoằng Hóa) vào một ngày cuối năm. Vừa bước chân vào ngõ, chúng tôi đã bắt gặp không khí lao động khẩn trương, tấp nập của những chị em phụ nữ nơi đây, người đan đèn, người cẩn thận xếp đèn thành chồng... Chị Nguyễn Thị Nguyệt dáng người nhỏ nhắn, mái tóc đen dài óng ả, ở chị toát lên sự dịu dàng, chịu thương, chịu khó. Đôi bàn tay “vàng” của chị đang cẩn thận chỉnh lại những chiếc đèn lồng mà người làm công vừa hoàn thiện sao cho thật ưng ý rồi mới xếp lên phản để kịp thời giao hàng cho Công ty TNHH Quốc Đại.

Nghề đan đèn lồng giải quyết việc làm cho nhiều chị em phụ nữ xã Hoằng Trạch.

Tâm sự với chúng tôi, chị Nguyệt cho biết: “Từ nhỏ, chị đã yêu thích nghề đan lát, thêu thùa. Những khi có thời gian rảnh rỗi, chị lại ngồi đan rổ, rá... cho gia đình dùng. Đến khi lập gia đình, chị vẫn dành niềm đam mê cho nghề đan lát. Vì lẽ đó, năm 2008, khi Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hoằng Trạch phối hợp cùng Công ty TNHH Quốc Đại mở lớp dạy nghề đan đèn lồng, chị là người đầu tiên đăng ký tham gia cùng với hơn 30 chị em phụ nữ tại địa phương”. Do khéo léo, tay nghề thành thục, chị Nguyệt được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hoằng Trạch lựa chọn để tiếp tục dạy nghề cho các học viên ở các lớp học tiếp theo. Vào năm 2009, chị Nguyệt đã đứng ra đấu mối với Công ty TNHH Quốc Đại nhận nguyên vật liệu về làm nghề đan đèn lồng ngay tại nhà và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người lao động. Đến nay, trung bình hàng tháng, chị Nguyễn Thị Nguyệt thu mua từ 5.000 đến 7.000 chiếc đèn lồng của chị em phụ nữ trên địa bàn xã và các xã lân cận.

Trải qua 10 năm gắn bó với nghề, chị Nguyệt đã nắm chắc kỹ thuật làm ra những sản phẩm tinh xảo, đẹp về thẩm mỹ, bảo đảm về chất lượng. Theo chị, bất kể nghề nào, ngoài tài năng, sự khéo léo thì điều cần hơn cả là cái tâm với nghề. Công việc này đòi hỏi phải yêu nghề, say nghề, chịu khó, tỷ mỷ thì mới làm ra được sản phẩm đẹp, chất lượng, khi người mua ưng ý họ sẽ ký hợp đồng lâu dài với mình, có như vậy mới duy trì được nghề, tạo thêm việc làm cho bà con địa phương. Mặc dù là nghề phụ nhưng nghề đan đèn lồng mang lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho nhiều gia đình trong xã và các xã lân cận. Ban đầu, chỉ có hơn chục người làm nghề cùng với chị Nguyệt, đến nay, nghề đan đèn lồng đã thu hút gần 100 chị em trên địa bàn và các xã lân cận tham gia. Hàng tháng, nghề đan đèn lồng đã mang lại nguồn thu từ 1 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Trước đây, xã Hoằng Trạch không có nghề phụ, đời sống của chị em phụ nữ trong xã chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nên hết sức khó khăn. Vì thế, việc chị Nguyễn Thị Nguyệt mạnh dạn đứng ra phát triển nghề đan đèn lồng là thực sự có ý nghĩa, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Được biết, những chị em phụ nữ trong xã và trên địa bàn huyện có nhu cầu học và làm nghề, chị Nguyệt sẵn sàng dạy, cung cấp nguyên liệu và thu mua toàn bộ sản phẩm cho chị em. Chị Nguyệt mong muốn, nghề tiểu thủ công nghiệp đan đèn lồng sẽ được nhân rộng ở nhiều địa phương trên địa bàn Hoằng Hóa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em phụ nữ nông thôn.


Bài và ảnh: Thanh Huê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]