(Baothanhhoa.vn) - Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) ở nước ta vẫn còn ở mức cao, trong đó tỉnh Thanh Hóa có tỷ lệ trẻ SDD thấp còi cao nhất cả nước. Trước tình hình đó, thời gian qua Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp góp phần cải thiện tình trạng SDD trẻ em.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao nhận thức, thực hành, thay đổi thể trạng cho trẻ

Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) ở nước ta vẫn còn ở mức cao, trong đó tỉnh Thanh Hóa có tỷ lệ trẻ SDD thấp còi cao nhất cả nước. Trước tình hình đó, thời gian qua Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp góp phần cải thiện tình trạng SDD trẻ em.

Cho trẻ uống Vitamin A tại Trạm Y tế xã Thành Vân (Thạch Thành).

Nguyên nhân được các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng dẫn đến tình trạng SDD cao là do các bà mẹ chưa nhận thức, thực hành đúng và đủ những khuyến cáo của WHO như: Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai, cho trẻ bú sớm trong giờ đầu, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho ăn dặm hợp lý, đồng thời phối hợp tiếp tục cho bú đến trên 24 tháng. Chị Lục Thị Thủy, thôn Én, xã Xuân Thắng (Thường Xuân), tâm sự: Người Thái chúng tôi nuôi con theo cách được cha mẹ truyền dạy lại. Khi con được 3-4 tháng tuổi là đã cai sữa và cho trẻ ăn cơm. Đến khi được tham gia Dự án “Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa” của Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the children), chúng tôi mới biết sữa mẹ có giá trị như thế nào đối với sự phát triển của trẻ. Nhận thức chưa đúng và đủ khiến những chăm sóc thiết yếu đối với trẻ không được các bà mẹ thực hiện đầy đủ và thường xuyên, đặc biệt tại các huyện miền núi. Bởi, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, tập quán sinh hoạt lạc hậu, nên việc chăm sóc trẻ sau sinh còn nhiều hạn chế dẫn đến tỷ lệ trẻ SDD trên địa bàn tỉnh ta còn cao.

Trước thực trạng trên, để cải thiện tình trạng SDD ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở khu vực miền núi, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục tình trạng SDD ở trẻ. Trung tâm đã chủ động tham mưu cho các ngành, ban điều hành thực hiện các nội dung theo định hướng của Bộ Y tế với phương châm dự phòng và chủ động, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các hình thức: Tờ rơi, pano, khẩu hiệu, áp phích, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, tổ, nhóm; đồng thời lồng ghép tuyên truyền trong các chiến dịch uống vitamin A, truyền thông về thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ: Về cách chế biến thức ăn; sử dụng muối i-ốt; cách bổ sung các vi chất: Kẽm, sắt, vitamin A, từ đó, thay đổi hành vi của người dân, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em. Phối hợp với các ngành tổ chức triển khai các dự án như: Dự án A & T về dinh dưỡng tại các huyện Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Tĩnh Gia và Thiệu Hóa; Dự án sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em; Dự án IA; Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ 0-24 tháng tuổi tại huyện Thường Xuân... Thông qua các dự án, có hàng nghìn bà mẹ nuôi con nhỏ, phụ nữ mang thai được tư vấn, thực hành dinh dưỡng; tham gia tập huấn; được cấp cây, con giống xây dựng mô hình dinh dưỡng hộ gia đình; hàng trăm trẻ SDD được điều trị với tỷ lệ thành công là 89%. Cùng với thực hiện các dự án, trung tâm còn thường xuyên tổ chức các đoàn giám sát, kiểm tra cơ sở thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em; phối hợp cho uống vitamin A, tẩy giun cho trẻ; tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, nhân viên y tế cơ sở về dinh dưỡng trẻ nhỏ và bà mẹ nuôi con nhỏ. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện đúng các hoạt động chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ: Lau khô, ủ ấm cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da, cắt dây rốn muộn, hỗ trợ trẻ bú mẹ sớm và hoàn toàn.

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình trạng SDD nên thời gian qua, tỷ lệ trẻ SDD giảm theo từng năm. Theo số liệu thống kê năm 2017, tỉnh Thanh Hóa có 27,3% trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi (giảm 1,11% so với năm 2015), 16,8% trẻ SDD thể nhẹ cân (giảm 0,9% so với năm 2015). Để cải thiện tình trạng SDD cho trẻ, cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành. Cùng với đó, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh tiếp tục duy trì thực hiện các dự án; can thiệp dinh dưỡng sớm cho thai phụ; tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại cộng đồng cho trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt ở các xã vùng sâu, khó khăn; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dinh dưỡng ở các địa phương...


Bài và ảnh: Thùy Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]